Tranh cổ động “Ở nhà là yêu nước” của họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp lên báo Anh

Chủ nhật, 12/04/2020 11:12 AM - 0 Trả lời

(CL) Bức tranh vẽ nhân viên y tế đeo khẩu trang đứng hiên ngang kèm theo dòng chữ “Ở nhà là yêu nước” và một số tranh cổ động chống Covid-19 khác của Việt Nam vừa được tờ Guardian của Anh giới thiệu với thế giới.

Sự kiện: hoạ sĩ

“Ở nhà là yêu nước” của họa sĩ Lê Đức Hiệp là một trong những tranh cổ động thể hiện tinh thần của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh đường hô hấp cấp COVID-19

Tranh cổ động

Tranh cổ động "Ở nhà là yêu nước" của họa sĩ Lê Đức Hiệp.

Bức áp phích của Đức Hiệp vẽ một nữ nhân viên y tế nắm tay vươn cao cùng một chàng trai trẻ, cả 2 cùng đeo khẩu trang. Khẩu hiệu của bức áp phích đề "Ở nhà là yêu nước".

Tờ Guardian đánh giá cao công tác chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Do đó, tờ báo Anh này đã liên lạc với nhiều họa sĩ Việt Nam là tác giả của những tranh ảnh cổ động này, trong đó có họa sĩ Lê Đức Hiệp để giới thiệu các tác phẩm này ra thế giới.

Guardian cũng nhận định rằng những thông điệp trên, cùng với hành động tức thời và sớm truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh đã giúp Việt Nam tránh thảm cảnh mà châu Âu đang phải chịu đựng, với hàng ngàn ca mới được ghi nhận mỗi ngày.

"Tại những quốc gia không có khả năng xét nghiệm hàng loạt, số ca nhiễm thường cao hơn số liệu chính thức ghi nhận được. Nhưng sau 88.000 xét nghiệm, tại Việt Nam chỉ có 245 người bị xác nhận nhiễm COVID-19 và chưa có ca tử vong.

Việt Nam đã tập trung cách ly bất cứ ai có liên hệ với ca mắc COVID-19, đặc biệt là những người đến hoặc về nước. Việt Nam đã cách ly hơn 67.000 người", Guardian ghi nhận.

Các họa sĩ Việt Nam cũng nói với Guardian rằng trong những thời điểm như thế này, nghệ thuật là cách duy nhất để chúng ta cùng kết nối với nhau.

Về hoàn cảnh ra đời bức tranh “Ở nhà là yêu nước”, họa sĩ Lê Đức Hiệp chia sẻ trên báo Thể thao & Văn hóa rằng: “Tôi thực hiện tác phẩm “Ở nhà là yêu nước” trong một buổi chiều sau khi chính phủ kêu gọi người dân ở nhà để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, khi đó, tôi thấy trên mạng xã hội, rất nhiều người vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi, vẫn tụ tập ngoài quán cà phê, nhà hàng…, điều đó thực sự làm tôi cảm thấy bức xúc và quyết tâm phải làm một tác phẩm để có thể lan truyền nhanh chóng thông điệp của Chính phủ, đồng thời có thể nâng cao nhận thức của người dân. 

Là một người làm thiết kế đồ hoạ, tôi đã chọn cách thiết kế một poster cổ động kiểu cổ điển để truyền tải thông điệp một cách thú vị nhất. Phong cách này quen thuộc với người Việt và gắn liền với lòng yêu nước của dân mình.

Tôi cũng nghĩ rất nhiều về thông điệp trên poster, nhưng thay vì kêu gọi dài dòng, tôi chọn thông điệp chính ngắn gọn: Ở nhà là yêu nước để có thể khơi gợi tinh thần mạnh mẽ cho người xem. Những thông tin còn lại, tôi cũng chọn cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, hài hước và dễ nhớ nhất để poster có thể lan tỏa dễ hơn”.

Được biết, Lê Đức Hiệp hiện đang là chuyên gia sáng tạo, họa sĩ thiết kế đồ họa tại tạp chí Nữ doanh nhân. Ngoài công việc chính, chàng họa sĩ trẻ chuyên thực hiện poster phim cho các bộ phim Việt hiện nay như: Cô Ba Sài Gòn, Song Lang, Gái già lắm chiếu, Tháng năm rực rỡ…

Bộ tem ''Chung tay phòng chống Dịch COVID-19'' - Ảnh: Bộ TTTT

Bộ tem ''Chung tay phòng chống Dịch COVID-19'' - Ảnh: Bộ TTTT

Họa sĩ Hiệp không phải người duy nhất chọn phong cách tranh cổ động. Họa sĩ Phạm Trung Hà đã hợp tác cùng Bộ Y tế và Công ty Tem Việt Nam sáng tạo 2 tác phẩm với mục đích “gửi thông điệp rõ ràng về đoàn kết chống lại COVID-19”.

Một tác phẩm vẽ các nhân viên y tế bận rộn xét nghiệm SARS-CoV-2, trên nền tranh là nắm đấm giơ lên, thể hiện tinh thần kháng chiến và không lùi bước.

Tranh của họa sĩ Lưu Yên Thế - Ảnh: GUARDIAN

Tranh của họa sĩ Lưu Yên Thế - Ảnh: GUARDIAN

Mặc dù đang điều trị bệnh ung thư, họa sĩ 73 tuổi Lưu Yên Thế vẫn sáng tạo và gửi 2 tác phẩm đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cả 2 tác phẩm này đều được trưng bày.

 P.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa