Bài 5:

Tránh “sập bẫy” lôi kéo bạn bè, người thân cùng tham gia mô hình đầu tư “ảo”

Chủ nhật, 15/01/2023 05:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công an cảnh báo: Mỗi vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy chỉ do một nhóm đối tượng gây ra nhưng có số lượng bị hại lớn, có vụ lên đến hàng nghìn bị hại trên khắp cả nước. Phương thức lừa đảo, cách tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp...

Đa dạng phương thức, cách tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, đại diện Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết: Thời gian qua, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gia tăng mạnh, mặc dù thủ đoạn không mới nhưng diễn ra phổ biến hơn, đa dạng về phương thức, cách tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp; gây thiệt hại lớn về tài sản của nhiều bị hại trên cả nước.

Trong đó, nổi lên là hoạt động của nhóm đối tượng người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam sử dụng địa bàn của nước khác, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mô hình công ty trá hình. Các đối tượng có sự phân công, phân vai trò cụ thể trong "công ty” với từng bộ phận khác nhau, gồm đối tượng là chủ “công ty", bộ phận quản lý điều hành, bộ phận tìm kiếm nạn nhân qua mạng xã hội để cung cấp thông tin gian dối, bộ phận hướng dẫn nạn nhân chuyển tiền để chiếm đoạt. Trong đó, các đối tượng quản lý cấp thấp và đối tượng tiếp cận nạn nhân qua mạng xã hội là các đối tượng người Việt.

“Để có nhân lực thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo tuyển dụng lao động trong nước hoặc yêu cầu chính các nhân viên của “công ty” lôi kéo bạn bè, người thân cùng tham gia”, cán bộ Cục Cảnh sát Hình sự cho biết.

tranh sap bay loi keo ban be nguoi than cung tham gia mo hinh dau tu ao hinh 1

Ảnh minh họa.

Thủ đoạn lừa đảo của nhóm đối tượng này thường là: Thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán quốc tế, giao dịch vàng, ngoại hối, quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền ảo, dự án bất động sản... hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo, lôi kéo số lượng lớn người tham gia đầu tư, kinh doanh (với cam kết về các khoản lợi nhuận rất lớn, số tiền đầu tư ít) nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt số tiền của người tham gia; Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok...), nhận việc làm tại nhà, không mất thời gian di chuyển, bỏ tiền tạm ứng hoặc thanh toán trước đơn hàng khoảng vài trăm nghìn để đặt hàng, sau đó nhận tiền công kèm theo lãi đơn hàng và tiền thưởng, tuy nhiên, sau khi thanh toán đơn hàng và đặt hàng, nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền tạm ứng hoặc thanh toán đơn hàng.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng như: Giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp (Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng...) đánh cắp, chiếm đoạt thông tin dữ liệu cá nhân của người đăng nhập nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hoặc thiết lập các trạm BTS viễn thông giả mạo để phát tán tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của các ngân hàng để đánh cấp thông tin, tài khoản người dùng, sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội (gửi các đường link giả mạo thông tin dịch bệnh Covid-19, quảng cáo tuyển dụng, làm việc tại nhà, các trò chơi giải trí trên mạng...), sau đó, nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; Hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng cách gọi điện tư vấn chuyển đổi hoặc nâng cấp sim điện thoại sang mạng 4G miễn phí, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện qua giao thức VoIP để hăm dọa bị hại có liên quan đến các vụ án đang điều tra, yêu cầu bị hại chuyển tiền đến các tài khoản do các đối tượng chỉ định hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP xác thực chuyển tiền để kiểm tra, xác minh, sau đó chiếm đoạt; Thông qua hoạt động thương mại điện tử để rao bán hàng giả, hàng nhái, đặc biệt lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đăng tin, chào bán thiết bị y tế, dược phẩm phòng, chống dịch hoặc rao bán vé máy bay chiếm đoạt tiền của người tham gia giao dịch.

tranh sap bay loi keo ban be nguoi than cung tham gia mo hinh dau tu ao hinh 2

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và một số bị can bị khởi tố để điều tra về hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán: ROS) nhằm chiếm đoạt tài sản. Ảnh minh họa.

Điển hình trong các vụ lừa đảo trên không gian mạng như: Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định của pháp luật, tổng trị giá 9.700 tỷ đồng huy động tiền của nhà đầu tư để chiếm đoạt; Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) và các cá nhân liên quan có hành vi gian dối trong tăng khống vốn điều lệ của công ty CP xây dựng Faros niêm yết trên sàn chứng khoán nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 6.412 tỷ đồng của nhà đầu tư; các vụ án nhóm đối tượng thiết lập trạm BTS giả mạo của Mobifone để chuyển hướng các cuộc gọi của khách hàng, đánh cắp thông tin; giả mạo tin nhắn thương hiệu của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank...

Khó thu hồi tài sản bị chiếm đoạt

Theo Bộ Công an, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội là một trong các nguyên nhân nảy sinh tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mỗi vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy chỉ do một nhóm đối tượng gây ra nhưng có số lượng bị hại lớn, có vụ đến hàng nghìn bị hại trên khắp cả nước, dẫn đến gia tăng số vụ phát hiện qua công tác tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm.

tranh sap bay loi keo ban be nguoi than cung tham gia mo hinh dau tu ao hinh 3

Ảnh minh họa.

Trong thời gian tới, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi và đẩy mạnh sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước sẽ phát triển mạnh mẽ; cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đất nước thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số), giao dịch trực tuyến sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao, người dân sử dụng không gian mạng ngày càng phổ biến, trong khi năng lực tiếp cận kinh tế số của nước ta còn hạn chế, các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ còn thấp; cùng với đó là hoạt động giao thương kinh tế quốc tế sẽ ngày càng đẩy mạnh, công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, đầu tư, kinh doanh, làm việc... sẽ ngày càng tăng, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hoạt động xuyên quốc gia, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước...

Trong khi đó, các đối tượng sử dụng địa bàn nước ngoài, thông qua không gian mạng tiếp cận bị hại ở trong nước, dụ dỗ, lừa gạt bị hại chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp và chiếm đoạt. Quy trình, thủ tục về phong tỏa tài khoản, ngăn chặn các đối tượng phạm tội chuyển tiền bằng internet- Banking mất nhiều thời gian, nhưng thời gian đối tượng gây án chuyển tiền từ tài khoản ban đầu đến các tài khoản khác diễn ra rất nhanh; việc truy vết theo dòng tiền bị chiếm đoạt kéo dài, nhất là khi tiền bị chuyển ra nước ngoài, khó khăn trong công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

Trước tình hình đó, đòi hỏi các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là lừa đảo qua mạng. Người dân cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo kiểm tra thật kỹ các thông tin để tránh bị “sập bẫy” lừa đảo trên không gian mạng.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra
Bắc Kạn: Dấu hiệu “đội giá” 3 gói thầu mua sắm tại phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chợ Đồn?

Bắc Kạn: Dấu hiệu “đội giá” 3 gói thầu mua sắm tại phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chợ Đồn?

(CLO) Mục đích của đấu thầu là nhằm tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cùng cung cấp thiết bị giống nhau cho phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), nhưng mỗi nhà thầu lại trúng với giá khác nhau, thậm chí dấu hiệu “đội giá” hơn so với những chủ đầu tư khác.

Điều tra
Gói thầu hơn 800 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Thuận An: Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ''nói'' gì?

Gói thầu hơn 800 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Thuận An: Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ''nói'' gì?

(CLO) Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải và lãnh đạo Ban quản lý dự án tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu của dự án có liên quan đến Tập đoàn Thuận An được thực hiện theo quy định pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan, minh bạch...

Điều tra
Lạng Sơn thành lập tổ kiểm tra gói thầu liên quan đến Tập đoàn Thuận An

Lạng Sơn thành lập tổ kiểm tra gói thầu liên quan đến Tập đoàn Thuận An

(CLO) Mới đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn phát đi thông báo, liên quan đến gói thầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An đang triển khai trên địa bàn.

Điều tra