Tranh thủ hiệu quả các xu thế mới, đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế

Thứ tư, 02/08/2023 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là thời điểm để duy trì, củng cố các thành tựu đã đạt được, tạo các bước phát triển mới về chất trong hội nhập quốc tế, đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Ngày 2/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế", chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

tranh thu hieu qua cac xu the moi dua dat nuoc vao vi tri toi uu trong cuc dien quoc te hinh 1

Quang cảnh phiên họp.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cho thấy đây là một định hướng chiến lược hết sức đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định rõ đánh giá của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Thủ tướng khái quát 3 chuyển biến lớn mà kết quả triển khai Nghị quyết đã mang lại. Cụ thể, thứ nhất là chuyển biến lớn về nhận thức. Thứ hai là chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Thứ ba, từ chuyển biến về nhận thức và hành động đó đã dẫn đến những kết quả rất rõ nét trong nâng cao vị thế, tiềm lực đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế...

Đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược/Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.

tranh thu hieu qua cac xu the moi dua dat nuoc vao vi tri toi uu trong cuc dien quoc te hinh 2

Thủ tướng cho rằng trước hết, cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 730 tỷ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỷ USD...

Theo Thủ tướng, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập của chúng ta còn chưa cao. Vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế của chúng ta còn hạn chế.

Cùng với đó, mức độ vươn ra thế giới, tỉ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Dù sức mạnh tổng hợp quốc gia của chúng ta có tăng lên nhưng nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi sau 10 năm. Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội; liên kết giữa các vùng, miền trong nước chưa đạt như kỳ vọng. 

tranh thu hieu qua cac xu the moi dua dat nuoc vao vi tri toi uu trong cuc dien quoc te hinh 3

Thủ tướng nhấn mạnh định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước

Nêu một số định hướng để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo với hình thức phù hợp về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, Thủ tướng cho rằng trước hết, cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước (xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không" (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế); đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

tranh thu hieu qua cac xu the moi dua dat nuoc vao vi tri toi uu trong cuc dien quoc te hinh 4

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ công tác tổng kết, Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao - Cơ quan Thường trực, Tổ Biên tập và các cơ quan liên quan xác định các công việc, nhiệm vụ, nội dung, lộ trình… rất cụ thể để triển khai.

Thủ tướng nêu rõ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng đã mở rộng về lượng, tham gia nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương.

"Đây là thời điểm để chúng ta duy trì, củng cố các thành tựu đã đạt được và tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế, cả song phương và đa phương trên tinh thần "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được".

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Rà soát phát hiện 92/253 trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm luật quảng cáo

Rà soát phát hiện 92/253 trang thông tin điện tử có dấu hiệu vi phạm luật quảng cáo

(CLO) Về quản lý hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, từ năm 2018 đến nay, qua rà soát 253 trang thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tổng hợp 92 đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật quảng cáo.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ 4 nhà máy nước sạch

Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ 4 nhà máy nước sạch

(CLO) Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp 4 nhà máy nước sạch để phục vụ người dân.

Tin tức
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Nội vụ Hưng Yên

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Nội vụ Hưng Yên

(CLO) Ông Vũ Văn Kiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Sở Nội vụ Hưng Yên với thời hạn 5 năm, từ ngày 1/6/2024.

Tin tức
Khối lượng giải ngân đầu tư công của TP HCM 'rất thấp so với yêu cầu'

Khối lượng giải ngân đầu tư công của TP HCM 'rất thấp so với yêu cầu'

(CLO) Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, trong tháng 4, tháng 5, TP HCM xác định mỗi tuần giải ngân từ 3.500-4.000 tỷ đồng, nhưng thực tế khối lượng chỉ khoảng 200 tỷ đồng/tuần.

Tin tức
Nam Định điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Nam Định điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Ngày 31/5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nam Định đã công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Tin tức