Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới

Thứ ba, 20/12/2022 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đẩy mạnh và đa dạng hóa hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay là một trong nhiều chủ trương mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng tới và đang hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia.

Đẩy mạnh, đa dạng hóa hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp

Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa bằng nhiều Nghị quyết và Quyết định nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, định hình mô hình phát triển theo hướng đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 là nước phát triển.

tranh thu nguon luc ben ngoai de theo kip xu huong moi cua nen giao duc the gioi hinh 1

Hợp tác quốc tế đã trở thành nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Ảnh: Ngọc Huyền

Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược với định hướng xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt. Đây là cơ sở quan trọng cho phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế... 

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai thực hiện đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế".

Hợp tác quốc tế đã trở thành nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Các trường tham gia đào tạo đều có chung các tiêu chí như: cơ sở vật chất hiện đại, sinh viên được học tập trên các trang thiết bị tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo viên có trình độ.

Thêm vào đó, các dự án liên kết đào tạo quốc tế; trao đổi kinh nghiệm và tiêu chuẩn giáo dục nghề nghiệp; trao đổi chương trình giáo trình; trao đổi giảng viên, sinh viên; du học sinh và thực tập sinh được coi là các mô hình hợp tác quốc tế quan trọng hiện nay.

Nhờ đó, các sinh viên học nghề có nhiều cơ hội được tiếp cận với trình độ cao hơn, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như mở ra các cơ hội nghề nghiệp trong môi trường quốc tế.

Những năm gần đây, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục với các trường và tổ chức nước ngoài. Qua liên kết, trường đã xây dựng thành công các chương trình đào tạo tiên tiến, từ đó giúp người học tiếp cận được kiến thức, ra trường đi làm không bị bỡ ngỡ.

Các chương trình hợp tác quốc tế của nhà trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên theo học các khóa liên kết đào tạo ngắn hạn và dài hạn như liên kết đào tạo nghề công nghệ ô tô với Trường Đại học Jeonju Vision (Hàn Quốc), công nghệ máy với Trường Cao đẳng ITE (Singapore) và Trường Cao đẳng kỹ thuật Pakpasak (Lào)...

Những nỗ lực để đột phá chất lượng

Để thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục nghề nghiệp, hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam một mặt phải tự đổi mới, đổi mới từ cơ chế quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo; mặt khác cần tiếp thu, áp dụng những trí thức khoa học và công nghệ của thế giới, tiếp thu những ưu điểm của các mô hình dạy nghề hiện đại của các nước để phát triển dạy nghề trong nước, tạo ra đột phá về chất lượng dạy nghề.

tranh thu nguon luc ben ngoai de theo kip xu huong moi cua nen giao duc the gioi hinh 2

Hợp tác trong GDNN nhằm tạo ra lực lượng lao động chất lượng thông qua đào tạo và thực hành nghề. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, cần hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có nhiều thành công trong giáo dục nghề nghiệp, nhất là Đức và các nước ASEAN trên các phương diện như: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dạy nghề, nâng cao năng lực hoạch định và xây dựng chính sách dạy nghề cho Việt Nam; Thu hút các nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ để phát triển dạy nghề, trong đó tập trung phát triển các trường nghề chất lượng cao, một số trường đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực; Hợp tác đào tạo nghề chất lượng cao cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực của cả hệ thống; hỗ trợ đầu tư cơ sở dạy nghề đạt chất lượng cao, đào tạo những nghề đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế… thông qua các chương trình, dự án cụ thể.

Nhà trường cũng cần cập nhật kịp thời những thay đổi của công nghệ, khoa học kỹ thuật đưa vào chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học trong quá trình thực hành kỹ năng nghề bắt kịp xu thế đào tạo mới. 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ nhà giáo; đẩy mạnh truyền thông về các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đến với học viên để nắm bắt và tận dụng cơ hội. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập, để các nhà tuyển dụng kịp thời thu hút được lực lượng lao động chất lượng cao vào làm việc.

Ngoài ra, cần chú trọng công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển và nâng cao chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giữa các quốc gia; Thông tin về định hướng, tiềm năng, cơ hội hợp tác; Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với các cơ quan, tổ chức quốc tế hướng tới sự phát triển bền vững.

Đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư

Vừa qua, đại diện hai nước Việt Nam – Phần Lan đã trao đổi nội dung liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Phần Lan. Từ khi thị trường lao động quốc tế mở cửa trở lại, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động và GDNN đối với các nước, trong đó có các thị trường mới như Phần Lan, Singapore. 

Theo đó, chương trình nghề được đào tạo từ 2-3 năm, học sinh được định hướng và thực hành nghề nghiệp; sau kết thúc chương trình, học sinh có thế lựa chọn học thêm chứng chỉ nghề cao hơn hoặc lấy thêm bằng nghề chuyên biệt. Ngoài ra, học sinh được chuyển thẳng lên bậc đại học khi đáp ứng đủ điều kiện. 

Bên cạnh đó, hai nước sẽ quan tâm đến đầu tư nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh và sử dụng công nghệ, sản xuất sản phẩm xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Đây là cơ hội để lao động Việt có thể học tập và làm việc ở Phần Lan. Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe.

Trước đó, vào giữa tháng 10, Việt Nam cũng thúc đẩy ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực GDNN với Singapore. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng 3 trung tâm quốc gia về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao theo mô hình của ITE Singapore và phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ đào tạo.

Các hoạt động hợp tác này sẽ hỗ trợ tích cực cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong việc triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt là mục tiêu xây dựng và đầu tư dự án Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế – xã hội. 

Có thể nói, hiện “Thế giới phẳng” đã tạo ra sự dịch chuyển theo nhu cầu lao động giữa các nước, đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình; mặt khác, đòi hỏi người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao. Người lao động phải thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề và phải có năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của công nghệ và đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời.

Mặc dù nước ta có nhiều tiềm năng trong phát triển giáo dục nghề nghiệp hợp tác quốc tế nhưng ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, cần đẩy nhanh chuyển đổi số, đổi mới phương thức đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, đưa hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với tri thức, kỹ năng, mô hình, quản lý giáo dục mới.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cũng cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới. Sự hỗ trợ, hợp tác với tổ chức giáo dục quốc tế, nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam là rất quan trọng.

Về định hướng hợp tác quốc tế thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề.

Về nâng cao chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trong khu vực và thế giới (đào tạo theo chuẩn quốc tế, xây dựng chuẩn năng lực cho nhà giáo…).

Minh An

Bình Luận

Tin khác

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục
Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

(CLO) Theo dự thảo của Luật Nhà giáo, việc tuyển dụng giáo viên nếu tới đây luật được thông qua sẽ do các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục quyết định.

Giáo dục
Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

(CLO) Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa tuyển 555 học sinh lớp 6 và lớp 10 từ năm học 2024-2025. Đây là trường được thành lập trên cơ sở tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Giáo dục