Trao giải và tôn vinh các Nghệ nhân dân gian Việt Nam năm 2022

Thứ bảy, 10/12/2022 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) đã tổ chức loạt sự kiện nhằm tôn vinh những đóng góp cũng như cống hiến của các Nghệ nhân dân gian Việt Nam trong năm 2022.

Cụ thể, Hội VNDGVN đã tổ chức lễ mừng thọ cho các Hội viên cao tuổi; phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian; trao tặng, khen thưởng năm 2022 và điểm nhấn là Lễ trao giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2022.

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 1

Sáng 10/12, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức loạt sự kiện tôn vinh những đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân dân gian Việt Nam trong năm 2022 - Ảnh: Hữu Kế

Chia sẻ về ý nghĩa và mục đích của việc tổ chức lễ mừng thọ cho các hội viên cao tuổi, Chủ tịch Hội VNDGVN, GS.TS Lê Hồng Lý cho biết: “Hội văn nghệ dân gian Việt Nam chủ yếu là những người sưu tầm, nghiên cứu và họ chủ yếu ở các địa phương. Trong suốt nhiều năm, họ có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý giá, góp phần lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Do đó, chúng tôi muốn tôn vinh các cụ về mặt tuổi tác, về công việc, để tôn trọng các cụ, thể hiện truyền thống tôn trọng người già. Việc tổ chức lễ mừng thọ này đã trở thành truyền thống của Hội VNDGVN từ nhiều năm nay”.

Trong phần tổng kết năm 2022, Hội VNDGVN đã trao giải cho 48 công trình gồm: 16 công trình thuộc chuyên ngành Ngữ văn và lý luận văn hóa dân gian; 18 công trình thuộc chuyên ngành Phong tục tập quán, lễ hội, địa chỉ văn hóa; 6 công trình thuộc chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn; 3 công trình thuộc chuyên ngành Nghệ thuật tạo hình và kiến trúc; 5 công trình thuộc chuyên ngành Văn hóa ẩm thực, nghề cổ truyền và tri thức.

Ban tổ chức cho biết, sau quá trình thảo luận, đánh giá của 5 Hội đồng chuyên ngành, Hội đồng chung khảo, lãnh đạo Hội quyết định trao 4 giải Nhì B, 4 giải Ba A, 12 giải Ba B, 12 giải Khuyến khích và 5 tác phẩm cho các hạng mục giải thưởng sưu tầm, nghiên cứu của Hội VNDGVN, với tổng số tiền 432 triệu đồng, được trích từ Kinh phí hỗ trợ Quỹ giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2022.

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 2

Chủ tịch Hội VNDGVN, GS.TS Lê Hồng Lý trao huy hiệu và bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho cụ Vũ Quang Liễn - Ảnh: Hữu Kế

Theo đánh giá, so với năm 2021, các công trình tham gia dự giải năm 2022 ít hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự thiếu hụt tập trung chủ yếu ở 3 chuyên ngành: Phong tục tập quán, lễ hội, địa chí văn hóa (giảm 10 công trình); Văn hóa ẩm thực, nghề cổ truyền và tri thức dân gian (giảm 6 công trình); Ngữ văn và lý luận văn hóa dân gian (giảm 5 công trình). 

Trong số 4 công trình được giải Nhì B, công trình “Bách khoa làng Việt cổ truyền” của hội viên Bùi Xuân Đính là một trong những công trình nổi bật, nghiên cứu về làng Việt cổ. Tuy nhiên, công trình này chưa thể gọi là Bách khoa khi mà không phải các mục đều viết theo kiểu bách khoa, phần lớn chỉ được viết ở dạng một từ điển tường nghĩa. Hơn nữa, tên công trình là “Bách khoa làng Việt cổ truyền” nhưng tác giả chỉ tập trung vào văn hóa làng xã ở Bắc Bộ, vắng bóng hoàn toàn miền Trung và miền Nam. 

Cũng trong dịp này, Hội VNDGVN đã trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho cụ Vũ Quang Liễn (Phú Xuyên, Hà Nội) trong lĩnh vực Thực hành và truyền dạy nhạc bát âm và trống hội dân gian. 

Bên lề Lễ trao giải, GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội VNDGVN đã chia sẻ về việc còn một số nghệ nhân vẫn chưa được công nhận là Nghệ nhân dân gian: “Chúng tôi hướng tới công nhận danh hiệu cho tất cả nghệ nhân, dù có thuộc hội viên hay không thuộc hội viên. Vì thế, danh hiệu Nghệ nhân dân gian của Hội VNDGVN rất có uy tín. Chẳng hạn, khi Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân hay Nghệ nhân ưu tú, thì những người được công nhận Nghệ nhân dân gian rất thuận lợi để được công nhận. Lý do là bởi, các chi hội của chúng tôi đến từng địa phương tìm các cụ thực sự có đóng góp. Việc đưa các cụ vào danh sách Nghệ nhân dân gian cũng được tiến hành theo nguyên tắc rất bài bản, từ đánh giá việc đóng góp, thực hành đến truyền dạy. Và các cụ không phải đóng góp bất cứ lệ phí nào cho chúng tôi. Việc in ấn và trao tặng do Hội VNDGNV thực hiện hoàn toàn”.

Tuy nhiên, GS.TS Lê Hồng Lý thừa nhận, “Hiện vẫn còn có nhiều người ở các địa phương chưa được công nhận danh hiệu. Điều rất tiếc, bởi vì chúng tôi không thể nắm hết được. Cái này do các chi hội và nghệ nhân ở các địa phương giới thiệu. Chẳng hạn như gần đây, có lọt một cụ rất cao tuổi chuyên về múa hát Ải lao (nghi thức truyền thống hát và múa) ở Hội Gióng. Do không có người giới thiệu, nên lúc giới thiệu rồi thì lại qua đợt. Thực tế, vẫn còn có nhiều Nghệ nhân dân gian chưa được trao được danh hiệu cả ở cấp Nhà nước và ở cấp Hội chúng tôi”.

Kết thúc lễ trao giải, Ban tổ chức bày tỏ niềm hy vọng những mùa giải sau sẽ có nhiều công trình tham gia dự thi đạt chất lượng cao, đồng thời mong muốn các hội viên tiếp túc cống hiến cho công tác giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Một số hình ảnh nổi bật tại Lễ trao giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2022

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 3

Quang cảnh các đại biểu dự lễ mừng thọ, trao giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2022 - Ảnh: Hữu Kế

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 4

Lãnh đạo Hội VNDGVN trao kỷ niệm chương các các hội viên cao tuổi - Ảnh: Hữu Kế

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 5

Ban tổ chức trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải thưởng văn nghệ dân gian năm 2022 - Ảnh: Hữu Kế

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 6

Hội VNDGVN đã trao giải cho tất cả 48 công trình - Ảnh: Hữu Kế

trao giai va ton vinh cac nghe nhan dan gian viet nam nam 2022 hinh 7

Năm 2022, số lượng giải thưởng ít hơn nhưng được đánh giá có nhiều công trình có giá trị cao - Ảnh: Hữu Kế

Hoài Đức

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa