Triển vọng ngành điện năm 2021: Lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện sẽ bị ảnh hưởng

Thứ tư, 12/05/2021 15:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực do: công suất tăng mạnh ở nhóm năng lượng mặt trời, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp và chu kỳ thời tiết La Nina.

CTCP Chứng khoán SSI vừa cập nhật báo cáo ngành điện với kỳ vọng cung cầu cân bằng hơn trong năm 2022. Tuy nhiên, trong đó, SSI cũng lưu ý trong triển vọng ngành điện năm 2021, lợi nhuận của nhà máy nhiệt điện sẽ bị ảnh hưởng.

Cung cầu sẽ cân bằng hơn trong năm tới

Theo SSI, năm 2021 sẽ có tình trạng dư cung trong hệ thống điện toàn quốc do nhu cầu tiêu thụ điện yếu do dịch Covid-19 và công suất điện mặt trời tăng đột biến. Cùng với điều kiện thuỷ văn thuận lợi, hiệu suất hoạt động tại các nhà máy nhiệt điện thấp hơn.

Trong năm 2022, SSI kỳ vọng cung cầu ngành điện sẽ cân bằng hơn do tăng trưởng tiêu thụ điện ước tính có thể trở về mức bình thường. Nếu công suất điện mặt trời không thay đổi thêm và công suất điện gió được triển khai đúng theo dự thảo Quy hoạch điện 8, tỷ lệ cung/cầu điện trên toàn quốc sẽ đạt mức cân bằng năm 2022.

Hiệu suất hoạt động của các nguồn điện tái tạo dự kiến cũng sẽ đạt mức thiết kế, thay vì ở tỷ lệ thấp bất thường vào năm 2021 do dư cung. Hơn nữa, công suất của các nhà máy điện gió dự kiến sẽ ít biến động hơn so với các nhà máy điện mặt trời/thủy điện liên quan đến hiện tượng El Nino và La Nina.

Theo phân tích của SSI, với giá FIT là 8,5 cents/kwh, các dự án điện gió trên bờ cũng sẽ cạnh tranh hơn so với nguồn điện mặt trời với giá FIT cao hơn là 9,35 cents/kwh.

Nguồn: Quyết định 123/QĐ-ĐTĐL ngày 31/12/2020 phê duyệt kế hoạch vận hành thị trường điện năm 2021; Báo cáo số 32/BC-BCT ngày 25/5/2020 của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện 7 điều chỉnh;Dự thảo Quy hoạch điện 8;SSI Researc.

Nguồn: Quyết định 123/QĐ-ĐTĐL ngày 31/12/2020 phê duyệt kế hoạch vận hành thị trường điện năm 2021; Báo cáo số 32/BC-BCT ngày 25/5/2020 của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện 7 điều chỉnh;Dự thảo Quy hoạch điện 8;SSI Researc.

Triển vọng ngành điện năm 2021: Lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện sẽ bị ảnh hưởng

Cũng theo báo cáo của SSI, triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực do: công suất tăng mạnh ở nhóm năng lượng mặt trời; nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp và chu kỳ thời tiết La Nina. Do đó, sản lượng huy động và hiệu suất hoạt động của nhà máy nhiệt điện sẽ thấp hơn và kèm theo tỷ sản lượng theo hợp đồng (% Qc) cũng sẽ giảm do EVN ưu tiên huy động nguồn thuỷ điện.

”Do đó lợi nhuận của các công ty nhiệt điện sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực tăng giá khí/than đầu vào”, báo cáo SSI nêu.

Về giá than/khí đầu vào , SSI phân tích:  Giá dầu nhiên liệu (FO), đại diện cho giá khí (46% FO), đã tăng bình quân 58% so với cùng kỳ từ đầu năm 2021.

Triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực. Ảnh minh họa

Triển vọng lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện trong năm 2021 sẽ khá tiêu cực. Ảnh minh họa

Có thể thấy một số công ty điện khí đặt kế hoạch giá khí khá cao, ví dụ như NT2 đặt kế hoạch giá khí là 7,2 USD/mbtu (+21% so với cùng kỳ).

Theo quan điểm của SSI, giá than trong khu vực từ Australia và Indonesia cũng tăng sẽ áp lực cho Vinacomin (TKV) nâng giá bán than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện. Sản lượng than nhập khẩu chiếm gần một nửa tổng lượng than tiêu thụ trong nước (và chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia và Australia).

Tính bình quân từ đầu 2021 đến nay, giá than giao ngay của Australia loại 6000kcal/kg và giá than Indonesia loại 6322kcal/kg lần lượt tăng 35% và 26% so với cùng kỳ.

Hạnh Nhi

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm