Triết lý "người nhà quê” của ông trùm điện máy Việt

Thứ sáu, 18/05/2018 17:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Một lòng một dạ” lấy khách hàng bình dân làm trung tâm, ông chủ Asanzo đã âm thầm ghi bàn thắng vẻ vang cho thương hiệu Việt trên chính “sân nhà”.

Trong lúc thương hiệu điện tử ngoại thi nhau cạnh tranh bằng công nghệ, mẫu mã, các thương hiệu nội cũng “gồng mình” chạy theo các ông lớn, cuốn theo xu thế mà quên mất “nhu cầu thực” của người tiêu dùng.

Không đồng quan điểm kinh doanh theo xu thế, tại chương trình Quốc gia khởi nghiệp, ông chủ Asanzo chân thành đưa ra lời khuyên: “Đừng bám đuổi ông lớn, hãy chạy theo khách hàng”.

Báo Công luận

Doanh nhân Phạm Văn Tam tại chương trình Quốc gia Khởi nghiệp.

Xem “người nhà quê” là “Thượng đế”

Đối tượng khách hàng mà anh Tam chọn lựa ở đây là người dân ở những vùng quê, miền xa xôi của đất nước. Ai ngờ được chính chiến lược chọn khu vực nông thôn, nhắm tới người lao động thu nhập trung bình là bí quyết giúp doanh nhân 8x tạo dựng uy tín lâu năm và cơ nghiệp nghìn tỷ.

“Một dạ” với chiến lược “miếng bánh nhỏ” của mình, trong suốt 18 năm, anh Tam liên tục “nghĩ về khách hàng quê” trong tất cả các hoạt động kinh doanh từ sản xuất, phân phối đến làm thương hiệu. Và chính tư duy này đã quyết định sự thắng lợi của Asanzo trên mặt trận nông thôn.

Báo Công luận
 “Chạy theo khách hàng” là chiến lược giúp Asanzo tự tin có được chỗ đứng  vững chắc trong làng điện tử. 

Quyết tâm khẳng định “giá trị thực”, doanh  nhân Phạm Văn Tam không ngại lược giản những chi tiết không cần thiết của sản phẩm, từ đó giảm đáng kể giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng bình dân vì thế mà được hưởng lợi.

Song song, anh Tam liên tục cải tiến, sáng tạo nhằm tăng giá trị cộng thêm. Để phục vụ các tín đồ bóng đá, Asanzo tích hợp ứng dụng FPT Play cho phép người xem truy cập hơn 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xem được các giải Ngoại hạng. Asanzo còn ghi điểm với phần mềm Karaoke Offline tích hợp Tivi với 12.000 bài cho các tín đồ ca hát.

Báo Công luận
Asanzo liên tục suy nghĩ từ phía khách hàng, tiết giản hóa và tăng giá trị cộng thêm, tìm lại giá trị thực cho từng sản phẩm 

Mạng lưới và chính sách đại lý cũng đuợc Asanzo liên tục xây dựng và phát triển để người nông dân giảm tối đa chi phí đi lại, qua đó tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn. Cho đến nay, Asanzo tự tin với hệ thống phân phối đủ đáp ứng nhu cầu cả nước với hơn 6.000 điểm bán cùng 1.000 trạm bảo hành.

Ông Tam tin rằng một chế độ bảo hành tận tình sẽ tạo sự tin tưởng của đại lý, từ đó người tiêu dùng cũng yên tâm lựa chọn thương hiệu Asanzo cho bản thân và gia đình.

Không ngừng “nâng khăn sửa túi" cho người Việt 

Không ngừng lại ở chiếc Tivi phục vụ nhu cầu giải trí, ông chủ Asanzo quyết định mở rộng danh mục sản phẩm sang điện tử, điện lạnh và điện thoại, để đáp ứng những đòi hỏi trong cuộc sống hằng ngày của người dân.

Cho đến nay, Asanzo đã sở hữu 70 dòng sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Ông Tam cho biết chiến lược đa dạng hóa của Asanzo nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

Báo Công luận
  Ông chủ Asanzo rất tự hào về các dòng sản phẩm đã mở rộng đến các nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho người tiêu dùng.

Bên cạnh Tivi, các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh mang thương hiệu Asanzo: điện thoại, máy lạnh, quạt hơi nước, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện, ấm đun nước, máy xay… nhận được phản hồi tích cực của khách hàng bình dân về mẫu mã đẹp, độ bền cao, giá thành lại rẻ. 

Báo Công luận
"Asanzo muốn đồng hành cùng người tiêu dùng trên mọi mặt trận, từ đó xây dựng và củng cố lòng tin thương hiệu Việt” - Doanh  nhân Phạm Văn  Tam chia sẻ. 

Tam suy nghĩ, một khi người tiêu dùng thêm sự lựa chọn, Asanzo có thêm cơ hội đi sâu nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiếp cận phục vụ các nhu cầu căn bản thông qua nhiều dòng sản phẩm khác nhau là cách để Asanzo xây dựng “hệ sinh thái” của Asanzo trong mỗi gia đình.

Bước tiến thần tốc giữa cạnh tranh khốc liệt

Trong bối cảnh cạnh tranh “không cân sức" với các thương hiệu ngoại, Asanzo lại chiến thắng vẻ vang và tạo nên “đế chế điện tử” của riêng mình.

Chỉ sau 4 năm, Asanzo đã vươn lên top 4, chỉ đứng sau LG, Samsung và Sony. Đặc biệt với thị trường nông thôn, Asanzo chiếm gần 2/3 thị phần Tivi. Bằng sự trân trọng “người nhà quê" và sự kiên định lấy khách hàng làm trung tâm, Asanzo đã tạo ra được “trái ngọt" ngày hôm nay. 

"Doanh nghiệp Việt Nam muốn trỗi dậy không nên chạy theo bóng của những ông lớn mà nên đặt sự thấu hiểu khách hàng làm trọng tâm cho chiến lược phát triển của công ty", vị Chủ tịch Asanzo khẳng định.


Lê Anh

 

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp