Hiệp định Paris 1973: Đường đến mùa Xuân, đường đến hoà bình

Trở lại Choisy Le Roi…

Thứ năm, 26/01/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách đây hơn 4 năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp. Còn nhớ ngày 26/3/2018 đó, ngay sau lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm tới thành phố Choisy Le Roi. Vì sao lại là Choisy Le Roi mà không phải là địa danh nào khác?

Bài liên quan

Từ sự lựa chọn Paris hơn nửa thế kỷ trước

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, thắng lợi của Việt Nam ta trên bàn đàm phán Paris là thắng lợi của tổng hòa sức mạnh quân sự, chính trị và ngoại giao cùng với những lựa chọn chiến lược sáng suốt của Đảng ta. Trong đó, phải kể đến sự tài tình trong việc lựa chọn địa điểm cho cuộc đàm phán lịch sử.

Theo nhiều chuyên gia, việc chọn Paris để tổ chức hội nghị đàm phán với Mỹ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.

“Paris có lợi thế mà các nơi khác không thể có được cho việc tổ chức một hội nghị quốc tế dài hơi như vậy. Nếu thiếu các điều kiện khách quan như vậy, Hội nghị Paris khó có thể đi đến kết cục tốt đẹp như ta đã chứng kiến. Paris là địa điểm đàm phán tốt nhất có thể có với phía Việt Nam” - nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Văn Quảng từng nhìn nhận.

tro lai choisy le roi hinh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ một số bạn bè Pháp của Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN).

Tuy nhiên, để “chốt” được Paris là địa điểm diễn ra cuộc đàm phán là điều không dễ dàng. Trước đó, ngay sau khi Việt Nam và Mỹ đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh Việt Nam, tháng 4/1968, hai bên đã cùng đưa ra những địa điểm để lựa chọn cho cuộc thương lượng. Mỹ đề nghị Vientiane, Tokyo, sau đó Bangkok và một số thủ đô ở Đông Nam Á với lý do để gần và tiện cho phía Việt Nam thì phía ta lại chọn Phnompenh, Warsaw... Nhưng hai bên đã không thống nhất được với nhau.

Theo hé lộ của ông Võ Văn Sung - một trong 5 thành viên của đoàn Việt Nam tham gia Lễ ký kết Hiệp định Paris, người đề xuất Paris làm địa điểm đàm phán, phía Mỹ từng đồng ý với ta họp ở Paris hai bên, rồi bốn bên, nhưng sau ngày 27 tháng Giêng 1973, họ lại tỏ ra không thích địa điểm này lắm. Khi cùng ta bàn việc họp Hội nghị Quốc tế về Việt Nam cuối tháng 2 năm 1973, ban đầu Mỹ không muốn chọn Paris làm địa điểm. Nhưng do ta kiên trì và vì những lý do khác, cuối cùng phía Mỹ mới chịu đồng ý.

Cũng theo ông Võ Văn Sung, Paris là địa điểm có môi trường đàm phán, đấu tranh dư luận, tranh thủ quốc tế vào loại tốt nhất cho hai Đoàn đàm phán của ta, trong đó có những yếu tố thuận lợi là: chính giới Pháp, phong trào quần chúng, lực lượng cánh tả, báo giới và đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Pháp.

Trước hết phải kể đến sự ủng hộ hết sức của Chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp đã rất hoan nghênh việc ta đề nghị chọn Paris làm địa điểm đàm phán và đã tạo mọi thuận lợi cho các cuộc đàm phán.

Thêm vào đó, Paris là trung tâm báo chí không chỉ của châu Âu mà của cả thế giới, trong đó nhiều báo chí có cảm tình với Việt Nam, có thể giúp tranh thủ dư luận của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam. Báo L’Humanité (Nhân đạo) đã tạo ra một diễn đàn thực sự cho các nhà đàm phán Việt Nam là Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình...

Thêm nữa, Paris là “đại bản doanh” của Đảng Cộng sản Pháp (PCF) - một lực lượng chính trị rất mạnh ở Pháp lúc bấy giờ đồng thời đã dành cho Việt Nam những sự giúp đỡ vô điều kiện. Paris cũng là nơi Hội Việt kiều yêu nước hoạt động rất mạnh. Chính họ đã là lực lượng hùng mạnh, hậu thuẫn tích cực cho hai đoàn đàm phán của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam giỏi tiếng Pháp đã tình nguyện làm phiên dịch, biên dịch, ghi biên bản các cuộc họp, họp báo...

Ông Phạm Ngạc - Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao, từng là thành viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết thêm: “Pháp là nơi có lực lượng Đảng Cộng sản rất mạnh, Việt kiều rất đông và cũng là nơi cụ Hồ khởi sự ra cuộc đấu tranh quốc tế. Đảng Cộng sản Pháp đã dành cho ta chỗ họp an ninh rất tốt. Trong suốt quá trình 5 năm Hiệp định Paris có rất nhiều chuyện nhưng chưa bao giờ bị lộ bí mật”.

Tới Choisy Le Roi - nơi ghi dấu những cuộc đàm phán Hiệp định Paris

Choisy Le Roi nằm ở phía Đông nam ngoại ô Paris, thuộc tỉnh Val-de-Marne, Vùng hành chính Ile-de-France. Chính tại nơi đây, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCC) đã lưu trú trong suốt giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, từ năm 1968 đến năm 1973. Ngôi nhà số 11 phố Darthe, thành phố Choisy le Roi là nơi làm việc của phái đoàn VNDCCH và cũng chứng kiến nhiều cuộc hội đàm bí mật giữa ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger.

Cũng tại nơi đây có trường Cán bộ Đảng Cộng sản Pháp - hay còn gọi là trường Đảng Maurice Thorez (mang tên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp) là nơi phái đoàn VNDCCH đã ở trong 5 năm, từ 1968-1973. “Ngày 18/5/1968, Đoàn chuyển về ở tại Trường Đảng Maurice Thorez tại Choisy Le Roi. Chỗ ở tốt, không khí trong lành, có khu vui chơi thể thao. Các đồng chí Cộng sản Pháp phục vụ rất chu đáo, từ lái xe đến bảo vệ, cấp dưỡng, từ tiền nhà đến phục vụ, suốt hơn bốn năm trời không lấy một đồng nào…”, BS. Nguyễn Văn Thọ - một trong những thành viên của “Đoàn 37” Đoàn Chính phủ VNDCCH dự Hội nghị Paris nhớ lại.

tro lai choisy le roi hinh 2

Vẻ đẹp cổ kính của Choisy-le-Roi.

Còn theo ông Trịnh Ngọc Thái cũng là thành viên đoàn 37: “Trường Đảng Maurice Thorez thật lý tưởng vì có đầy đủ phương tiện cho đoàn ăn ở và làm việc. Trong trường có một căn nhà trước đây đồng chí Maurice Thorez nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Pháp ở. Ông Xuân Thủy và ông Lê Đức Thọ được sử dụng căn nhà này vì có đủ phòng khách, phòng ở, nơi làm việc và đặc biệt là có phòng kín dành cho các cuộc họp quan trọng. Các thành viên còn lại của Đoàn ở trong một khu nhà ngay bên cạnh, có phòng đơn, phòng đôi để nghỉ, phòng ăn lớn liền với nhà bếp và có phòng tiếp khách ở tầng trệt.

Trong trường còn có một sân rộng có thể tập thể dục, chơi boule (bi sắt), chơi cờ, đánh bóng chuyền. Còn ai muốn chơi bóng bàn thì có thể xuống chơi ở tầng hầm khu nhà. Thấm thoắt, thời gian nghỉ hè của Trường Đảng Maurice Thorez đã trôi qua mà Hội nghị thì chưa đi đến đâu cả và cũng không ai nói trước được là còn kéo dài đến bao giờ. Đoàn Việt Nam thì hết sức bối rối, còn phía Đảng Cộng sản Pháp thì cũng chưa biết giải quyết thế nào.

Trước mắt, phía bạn hoãn ngày tựu trường và cuối cùng thì chuyển trường Đảng tới một địa điểm khác ở xa Paris để tiếp tục chương trình giảng dạy. Còn Đoàn Việt Nam thì đành “xem của bạn cũng là của ta” và ở Choisy Le Roi mãi 1 năm, 2 năm, 3 năm, rồi 4 năm. Đến khi Hội nghị kết thúc, phía bạn không lấy của Đoàn bất kỳ chi phí nào, gồm cả tiền thuê nhà và số cán bộ bạn cử đến giúp đỡ và phục vụ cho Đoàn Việt Nam và Đoàn Mặt trận trong công việc bảo vệ, lái xe, cấp dưỡng, giặt là quần áo tự nguyện và không lương trong suốt hơn 4 năm”.  

Chỉ chừng ấy chi tiết cũng cho thấy trong những năm tháng muôn vàn gian khó ấy, chính quyền, các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và người dân thành phố đã dành những tình cảm quý mến, sự giúp đỡ tận tình cả tinh thần và vật chất, cũng như nơi lưu trú cho đoàn đàm phán của Việt Nam.

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Choisy Le Roi luôn duy trì tình hữu nghị, đoàn kết gắn bó với Việt Nam. Thành phố đã kết nghĩa với quận Đống Đa (Hà Nội) từ năm 1973. Chi hội hữu nghị Pháp Việt thành phố Choisy Le Roi gần như năm nào cũng tổ chức Tết cổ truyền của Việt Nam thật tưng bừng… Choisy Le Roi đã trở thành một điểm hẹn của những người bạn Pháp yêu mến Việt Nam.

Có lẽ bởi cái tình không dễ quên ấy, ngay trong ngày đầu của chuyến thăm tới nước Pháp, Choisy Le Roi đã là một trong những điểm đến đầu tiên. “Năm tháng trôi qua, cảnh quan có thể thay đổi, con người cũng già đi nhưng lịch sử mãi mãi là lịch sử, ký ức được lưu giữ sẽ mãi mãi là dấu ấn trường tồn của mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Pháp” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Hồng Hà

Tin khác

Chính phủ ban hành quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Chính phủ ban hành quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Tin tức
Đề xuất “cấm tuyệt đối” nồng độ cồn khi lái xe

Đề xuất “cấm tuyệt đối” nồng độ cồn khi lái xe

(CLO) Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An cho biết: Trong báo cáo trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất “cấm tuyệt đối” nồng độ cồn đối với lái xe.

Tin tức
Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại Phú Quốc

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại Phú Quốc

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (thành phố Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa, kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành. 

Tin tức
Hoàn thành dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài chậm nhất vào ngày 31/12/2025

Hoàn thành dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài chậm nhất vào ngày 31/12/2025

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu chậm nhất ngày 31/12/2025 hoàn thành dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài; các chủ thể cần phát huy các bài học kinh nghiệm tốt từ các dự án khác, phát huy tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết tâm "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", "làm việc xuyên lễ Tết, xuyên ngày nghỉ".

Tin tức
Đề xuất 5 nhóm lĩnh vực “nóng” để Quốc hội lựa chọn, tiến hành chất vấn  

Đề xuất 5 nhóm lĩnh vực “nóng” để Quốc hội lựa chọn, tiến hành chất vấn  

(CLO) Ngày 19/5, tại buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn.

Tin tức