“Trở về từ vùng dịch”: Khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào của dân tộc

Thứ năm, 16/07/2020 09:32 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phim tài liệu “Trở về từ vùng dịch” được phát sóng ở chương trình VTV Đặc biệt vừa qua đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.

Tuy nhiên, để hoàn thiện bộ phim, nhà báo Thu Hà và các thành viên trong ê-kíp đã vượt qua nỗi sợ bị nhiễm bệnh khi tác nghiệp ở vùng dịch nước Mỹ, nỗ lực, cố gắng để rồi cho ra đời bộ phim tài liệu mang tính thời sự nhưng vẫn chứa đựng yếu tố nhân văn sâu sắc và niềm tự hào của dân tộc.

Hành trình dài cho một chuyến bay đặc biệt

Từ chỗ có rất ít ca nhiễm, sau 3 tháng, nước Mỹ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm và ca tử vong cao nhất thế giới. Thời điểm này, nhà báo Trần Thu Hà cũng đang sinh sống và học tập tại Mỹ. Chị là một trong những sinh viên quốc tế theo học chương trình học bổng Fulbright Hubert Humphrey Fellowship - khóa học về báo chí và truyền thông của Chính phủ Mỹ tại tiểu bang Arizona.

Giống như nhiều người Việt khác, chị được Đại sứ quán hướng dẫn tập trung về thành phố San Francisco (bắc California) để lên chuyến bay của Vietnam Airlines về nước. San Francisco vốn là thành phố nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách nhất nước Mỹ, giờ đây bị phong tỏa và một không khí nặng nề, u ám bao trùm. Người dân Mỹ không còn cởi mở, thân thiện, thay vào đó là sự cẩn trọng, dò xét.

Ghi lại hoạt động chuyến bay đón 343 công dân Việt Nam từ Mỹ trở về nước.

Ghi lại hoạt động chuyến bay đón 343 công dân Việt Nam từ Mỹ trở về nước.

Nhà báo Thu Hà cảm nhận được sự thay đổi này, chị cho biết: “Tôi còn hơn một tháng nữa là hoàn thành khóa học nên xin trường được bay về nước thực tập online. Cũng thời điểm này, lãnh đạo Đài đã giao thêm nhiệm vụ phối hợp với đồng nghiệp tại Ban Thời sự và Văn phòng VTV tại California làm một bộ phim tài liệu về “Chuyến bay đặc biệt” đón công dân về nước”. “Trở về từ vùng dịch” xuất phát từ sự ngẫu nhiên đó, người triển khai dự án và các nhân vật cũng không được chuẩn bị trước, nhưng đã tạo ra một bộ phim mang dấu ấn đặc biệt của VTV.

Đây là chuyến bay thẳng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam sang Mỹ đón công dân hồi hương. Mọi thủ tục về xuất nhập cảnh, đảm bảo về an toàn dịch bệnh và xin đường bay cũng chưa từng có trong tiền lệ. “Vì những điều đặc biệt đó nên lãnh đạo VTV đã lên ý tưởng chỉ đạo chúng tôi triển khai bộ phim, thật may mắn và tình cờ tôi được tham gia chuyến bay đặc biệt đó”, nhà báo Thu Hà chia sẻ.

“Trở về từ vùng dịch” không có những cảnh quay tái hiện hay dàn dựng, những nội dung của bộ phim đi theo đúng tiến trình, mang hơi thở thời sự, bám sát vào những diễn biến của dịch bệnh. Trong bộ phim, ê-kíp còn khéo léo đan xen lời kể của nhiều nhân vật, tất cả được miêu tả khá chi tiết và tỉ mỉ, đó là những cảm xúc chân thật từ chính nội tâm các nhân vật.

Thời gian đầu khi triển khai bộ phim tại San Francisco, anh quay phim đang ở một thành phố khác, nhà báo Thu Hà đã sử dụng điện thoại của mình để tác nghiệp. Chị đã thực hiện những cảnh quay đưa đón các du học sinh, ghi lại cuộc sống của các hành khách trong khoảng thời gian chờ chuyến bay đặc biệt.

Nhà báo Thu Hà - Ban Truyền hình Đối ngoại tác nghiệp tại Mỹ.

Nhà báo Thu Hà - Ban Truyền hình Đối ngoại tác nghiệp tại Mỹ.

Người Việt vốn luôn đoàn kết và đùm bọc nhau khi sinh sống ở nước ngoài, mỗi khi khó khăn, tinh thần đoàn kết của người Việt lại được khơi dậy và phát huy. Nhà báo Thu Hà cho biết:“Tác nghiệp tại Mỹ, tôi may mắn được đi cùng các anh chị đang làm việc ở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco để ghi lại những hoạt động đưa đón các du học sinh đang bị mắc kẹt. Tác nghiệp ở vùng dịch cho tôi cơ hội được tiếp xúc với nhiều nhân vật đặc biệt và tất cả mọi người đều luôn sẵn lòng chia sẻ những suy nghĩ của mình trong những lần phỏng vấn”.

Nguy cơ nhiễm bệnh ở khắp nơi vào bất cứ lúc nào

Dịch bệnh ở Mỹ bùng phát và không thể kiểm soát. Các công sở, trường học tại Mỹ chuyển sang làm việc và học online. Những nơi công cộng bị đóng cửa, thực hiện giãn cách xã hội để tránh dịch bệnh lây lan.

Nhà báo Thu Hà cũng cho biết: “Tôi ngại nhất thời điểm đi chuyến bay nội địa, di chuyển sang thành phố San Francisco, tiểu bang California để đón chuyến bay Vietnam Airlines trở về nước. Bởi quá trình di chuyển, tôi đều phải tiếp xúc những nơi công cộng. Nguy cơ nhiễm bệnh tăng dần khi tôi phải bắt taxi và Uber di chuyển liên tục trong 5 ngày tác nghiệp tại San Francisco để đi ghi hình và phỏng vấn với các nhân vật của bộ phim. Thật sự rất lo lắng cho các bạn nhân vật và cả chính tôi, vì chúng tôi không thể biết liệu tôi hay các bạn có nhiễm virus không? Tôi chỉ thực sự yên tâm khi về đến Việt Nam và có được kết quả xét nghiệm tại khu cách ly mới có thể khẳng định là mình âm tính với Covid-19”.

Ê-kíp thực hiện bộ phim tài liệu “Trở về từ vùng dịch”.

Ê-kíp thực hiện bộ phim tài liệu “Trở về từ vùng dịch”.

Bộ phim tăng dần tính hấp dẫn, độ khó và nguy cơ lây nhiễm cho ê-kíp thực hiện cũng tăng theo. Hàng trăm người tập trung ở sân bay để xếp hàng làm thủ tục lên máy bay của Vietnam Airlines về nước. Sức ép phải có đầy đủ thông tin và hình ảnh cho chuyến bay đặc biệt cũng lớn. Ê-kíp làm phim lúc này bắt buộc phải vượt qua được sự lo lắng bị lây nhiễm để triển khai phần quan trọng nhất của dự án. Đây chính là thời điểm vàng, nếu không nhanh thì sẽ không bao giờ có thêm cơ hội nào nữa.

Phỏng vấn được nhân vật mình cần trong hàng trăm người lúc bấy giờ cũng đòi hỏi kỹ năng quan sát, phán đoán của mỗi phóng viên, BTV. “Tôi và bạn quay phim chia ra làm hai hướng khác nhau, tôi vẫn sử dụng điện thoại để quay và phỏng vấn. Hai người cùng cố gắng làm sao thực hiện những cảnh quay chân thực nhất, phỏng vấn được các hành khách và tổ bay để có thông tin khách quan đa chiều. Mặc trên người đồ bảo hộ kín mít nóng bức, nhưng tôi có chút lợi thế là cầm điện thoại dễ quay và dễ “chạy” hơn”, nhà báo Thu Hà kể lại.

Chuyến bay mang hơi ấm tình người

Trong quá trình học tại Mỹ, nhà báo Thu Hà được học về khả năng tác nghiệp độc lập và sử dụng điện thoại để tự chủ trong mọi tình huống đưa tin… Nhờ đó, không phụ thuộc vào quay phim, nhiều cảnh quay trong phim là góc nhìn riêng của chị. Có thể những hình ảnh không quá trau chuốt nhưng lại phản ánh sự chân thực tình huống thực tế. Do đó, bộ phim dù nêu vấn đề thời sự nhưng có yếu tố cảm xúc chân thật.

Đây lần đầu tiên có chuyến bay thẳng từ Mỹ về Việt Nam trong bối cảnh xảy ra đại dịch bệnh, nên trong suốt hành trình bay BTV Thu Hà và quay phim gần như không nghỉ. Cả hai đều cố gắng tận dụng thời gian 17 tiếng bay để ghi lại mọi hoạt động, cảm xúc của những hành khách khác trên hành trình đặc biệt này.

Trong quá trình học tại Mỹ, tại các buổi thảo luận, nhà báo Thu Hà luôn chia sẻ với các bạn sinh viên quốc tế cùng lớp về thành công trong phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Nhưng theo chị: “Được đi trên chuyến bay đặc biệt đó, tôi lại cảm nhận thấy rõ hơn sự hỗ trợ tích cực, sự cố gắng của Chính phủ, các ban ngành trong nước để có thể tổ chức một chuyến bay đặc biệt như thế”.

Nhà báo Thu Hà tâm sự: “Suốt 15 năm làm báo, từng trải qua rất nhiều chuyến đi nhưng đây là lần đầu tiên tôi phải đối diện với sự nguy hiểm vô hình thế này dù đã cố gắng phòng tránh. Nếu riêng bản thân tôi mắc bệnh sẽ không sao nhưng điều tôi thấy lo lắng nhất là ảnh hưởng tới những người xung quanh mình”.

Bộ phim được khép lại với những cảnh quay không thể chân thật hơn, đó là những nhân vật trở về với gia đình, trở lại trường học, với những con phố thân quen… tất cả những hình ảnh đó tạo nên cảm giác bình an, gần gũi thường nhật cho cả người xem. Sau bao khó khăn, hình ảnh Việt Nam hiện ra như một giấc mơ được bao người đón đợi.

“Trở về từ vùng dịch” thể hiện tinh thần người Việt luôn đoàn kết, kiên cường đối diện và chiến đấu với bệnh tật trong đại dịch. Dù ở nơi đâu thì người Việt vẫn luôn giữ vững sự đoàn kết, tương thân tương ái, hướng về nguồn cội. Và còn hơn thế bộ phim còn thể hiện sự cố gắng của các ê-kíp Đài THVN, rằng trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn thiếu thốn đến đâu họ vẫn luôn đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực để có những sản phẩm truyền hình chất lượng, đáp ứng sự tin yêu của khán giả ở mọi miền Tổ quốc.

Có thể nói, hơn 40 phút phát sóng, phim tài liệu “Trở về từ vùng dịch” với nhiều cảnh quay, nhiều góc cạnh đã giúp cho khán giả hiểu hơn về cuộc sống người Việt ở nước ngoài. Ít ai biết được rằng, để có một bộ phim hấp dẫn như vậy là sự nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể phóng viên, biên tập viên (BTV) ba đơn vị Đài Truyền hình Việt Nam gồm: Ban Thời sự, Văn phòng Thường trú Đài THVN tại California và Ban Truyền hình đối ngoại. Điều đặc biệt hơn nữa là ê-kíp sản xuất bộ phim cũng chính là những hành khách đang bị mắc kẹt trong đại dịch và đi cùng chuyến bay với các nhân vật trở về nước.

Lê Tâm

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo