Trữ nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long: Bài toán khẩn cấp cần có lời giải

Chủ nhật, 28/06/2020 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trải qua mùa hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. 

Mặn xâm nhập sớm hơn bình thường 1 tháng rưỡi và chưa năm nào hạn vào sâu như vậy. Hơn 100.000 hộ hiện gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Điều này khiến việc trữ nước ngọt cho ĐBSCL trở thành yêu cầu cấp bách.

Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt

Theo nhận định của các chuyên gia, năm nay, hạn hán, xâm nhập mặn được cho là khốc liệt chưa từng có trong lịch sử, vựa lúa gạo lớn nhất cả nước đang đối mặt với thách thức lớn.

11 tỉnh của ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn, trong đó 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai. 

Theo số liệu được đưa ra tại nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực đồng bằng sông ĐBSCL mùa khô năm 2019-2020 (tháng 6/2020), xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ĐBSCL, ranh giới độ mặn 4gam/lít đã làm 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha. Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500ha/176.700ha diện tích gieo trồng trong vụ mùa bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại trắng từ 70% trở lên là 14.000ha. Đối với vụ đông xuân 2019-2020, ở ĐBSCL có sáu tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900ha, trong đó, có 26.000ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300ha.

Nhiều kênh rạch, hồ chứa nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt nước.

Nhiều kênh rạch, hồ chứa nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt nước.

Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại sáu tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541ha bị thiệt hại mất trắng. Nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau cũng bị thiệt hại hơn 8.715ha, trong đó nghề nuôi cá truyền thống thiệt hại 1.234ha, nuôi tôm nước lợ 4.811ha.

Hạn, xâm nhập mặn cũng đã làm cho khoảng 96.000 hộ, tương đương khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển (Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh) thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, trong đó có 20.600 hộ thuộc vùng cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 75.400 hộ thuộc vùng cấp nước hộ gia đình. Nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm năm nay là do nguồn nước tại các công trình cấp nước tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bến Tre bị cạn kiệt vì xâm nhập mặn vào sâu. Nguồn nước mặt tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Cà Mau và Bạc Liêu bị nhiễm mặn, nguồn nước ngầm suy giảm.

Xây hồ chứa nước ngọt cho ĐBSCL

Đó là phương án được Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà đưa ra khi trả lời chấn vấn tại kỳ họp thứ 10. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khu vực này đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Ông nêu 3 vấn đề của nước mặt ĐBSCL là quá thừa vào mùa lũ, quá ô nhiễm và quá thiếu và xâm nhập mặn vào mùa khô.

Ông cho rằng việc xây dựng các hồ chứa lớn ở tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười là hết sức thích hợp để tích trữ nước ngọt. Khu vực này cũng cần sớm hệ thống hạ tầng tích trữ nước, xử lý nước thải đồng bộ thì mới có thể đảm bảo sản xuất kinh tế.

Cũng trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đề xuất: “Việc trữ nước ngọt ở ĐBSCL là giải pháp tối ưu cần phải tính tới cho kế hoạch dài hạn của Chính phủ”.

Ông Lâm Văn On (huyện Long Phú, Sóc Trăng) chuyển từ sản xuất lúa sang hoa màu bằng cách trữ nước ngọt.

Ông Lâm Văn On (huyện Long Phú, Sóc Trăng) chuyển từ sản xuất lúa sang hoa màu bằng cách trữ nước ngọt.

“Bởi vì vào mùa mưa lũ đầu nguồn hàng năm, nước ngọt tuôn ra biển không ngăn được, rất lãng phí, mùa khô lại hạn hán, thiếu nước, nước biển xâm nhập, do đó, việc trữ nước ngọt là giải pháp tối ưu cần phải tính tới cho kế hoạch dài hạn của Chính phủ”, đại biểu Phạm Văn Hòa phân tích.

Trước đó, tại Hội thảo tìm giải pháp ứng phó và giảm thiệt hại do hạn hán gây ra, được tổ chức tại Cà Mau tháng 2/2020, PGS, TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) cho rằng, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), Bộ Xây dựng đang thực hiện dự án tích hợp nước an toàn cho các tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL từ nguồn vốn vay 400 triệu USD của Ngân hàng Thế giới. Dự án này sử dụng nước sông Tiền, sông Hậu để xây dựng các nhà máy cấp nước tập trung công suất từ 100 đến 400 nghìn/m3/ngày đêm để cấp nước cho toàn vùng. Còn theo GS Võ Tòng Xuân, thời gian tới, vùng ÐBSCL cần giảm diện tích trồng lúa ở vùng bị hạn, mặn và thiếu nước ngọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn trái, nhằm sử dụng ít nguồn nước hơn như trong Nghị quyết 120 của Chính phủ xác định ưu tiên là thủy sản, cây ăn trái sau mới đến trồng lúa. Nguồn nước ngọt tiết kiệm này ưu tiên sử dụng phục vụ sinh hoạt cho người dân vào mùa khô hạn. Do vậy, Chính phủ, các bộ, ngành cần nhanh chóng hoàn thành quy hoạch tích hợp vùng ÐBSCL phù hợp điều kiện tự nhiên của toàn vùng và các tiểu vùng, từ đó có chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp phù hợp. Trên cơ sở đó, các địa phương có kế hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm.

PV

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống