Trục lợi chính sách là hành vi đáng lên án, phải xử lí nghiêm!

Chủ nhật, 24/10/2021 12:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, hành vi lợi dụng chính sách để rút tiền của nhà nước là phải lên án và xử lí nghiêm.

Tội phạm tham nhũng tập trung lĩnh vực y tế, giáo dục

Trình bày thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 chiều qua 23/10, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: Tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục... Đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

truc loi chinh sach la hanh vi dang len an phai xu li nghiem hinh 1

Đại biểu Phạm Văn Hòa (ảnh st)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai, sáng nay (24/10), thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, thời gian qua, công tác này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong chỉ đạo điều hành, công tác tuyên truyền nhận thức, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu và quy trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan đơn vị được người dân đồng tình ủng hộ, với nhiều biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

"Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát được thường xuyên, xử lý sai phạm rất kiên quyết không vùng cấm. Tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, tạo niềm tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần làm lành mạnh, trong sạch bộ máy nhà nước", ông Hòa nói.

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công, những nơi nhạy cảm trên các lĩnh vực dễ tiếp cận tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đặc biệt là trong ngành y tế, cơ quan bảo vệ pháp luật. "Nơi đây là liêm khiết trong sạch, nhưng lại có bộ phận không nhỏ tham nhũng rất nghiêm trọng, đến mức phải truy cứu hình sự gây bức xúc trong nhân dân, giảm lòng tin vào những người mà mình tin tưởng nhất", đại biểu Hòa nói.

Cũng theo đại biểu Hòa, tham nhũng y tế, giáo dục là những hành vi làm mất phẩm chất của cán bộ. Trong ngành y thì là mất y đức, ngành giáo dục là mất giáo dục. Đây là những người thầy thuốc, thầy giáo mà lại tham nhũng trong điều kiện quần chúng nhân dân cực kỳ khó khăn trong đời sống, quá khổ sở, khi ngân sách nhà nước phải chi hàng nghìn tỷ đồng để cứu trợ mà một bộ phận người trong ngành lại lợi dụng nâng giá trang thiết bị để trục lợi thì đâu còn đạo đức.

''Hễ có chuyện xảy ra, khi đất nước khó khăn, xuất ngân sách ra nhiều để chi cho thiên tai, dịch bệnh thì lại có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở, chính sách pháp luật để trục lợi. Thiên tai cũng trục lợi, dịch bệnh cũng trục lợi, mua sắm trang thiết bị cũng trục lợi, lúc đất nước đang gặp khó khăn nhẽ ra họ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm để nỗ lực cùng nhà nước, người dân vượt qua, đằng này lợi dụng chính sách để lấy tiền của nhà nước là hành vi đáng lên án, đề nghị nhanh chóng xử lí nghiêm những trường hợp này'' - đại biểu Hòa cho biết.

Cần có cơ chế để cán bộ ''không thể, không dám, không muốn, không ham'' tham nhũng

Để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất, cần có cơ chế làm sao cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động, người đứng đầu không thể, không dám, không muốn, không ham tham nhũng.

Cụ thể đó là công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo dục phẩm chất đạo đức cho những người này để họ không làm. Đồng thời, thực hiện chế độ chính sách cho phù hợp, ví dụ như tăng lương, tăng phụ cấp để họ đảm bảo được cuộc sống tối thiểu thì đâu nhất thiết họ phải tham nhũng - đại biểu Hòa nói.

Điểm thứ 2, theo đại biểu Hòa, phải có biện pháp cứng rắn hơn, đó là phải phòng ngừa, răn đe bằng cách thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lí nghiêm, đúng quy định pháp luật, không bao che tội phạm, đó là biện pháp để những người có nhen nhú ý định tham nhũng họ không dám làm.

"Trong công tác thanh tra, kiểm toán giám sát trên các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, cán bộ thanh tra, kiểm toán phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, không vì áp lực, hoặc nhiều lý do khác nhau mà bỏ qua sai phạm nghiêm trọng của tổ chức cá nhân sai phạm, nếu vi phạm phải xử nghiêm để răn đe", đại biểu Hòa cho biết

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức