Trump, chuyến thăm châu Á và chiến lược vùng Thái Bình Dương

Thứ ba, 07/11/2017 14:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyến thăm tới châu Á của ông Trump trong tuần này là chuyến công du quan trọng nhất trong những ngày đầu đảm nhiệm vai trò Tổng thống Mỹ, cũng là chuyến công du châu Á Thái Bình Dương quan trọng nhất của một Tổng thống Mỹ trong hơn 1 thập kỷ qua

Các cuộc gặp gỡ của ông, các bài phát biểu đều đi kèm một thông điệp, dù xấu dù tốt, đều liên quan tới việc Mỹ sẽ tiếp cận thế nào với vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay các biến động chính trị trong khu vực.

Báo Công luận
Ông Trump và ông Tập Cận Bình trong hội nghị G20 tại Hamburg hồi tháng 7 vừa qua. Ảnh: GI 

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nói qua về chiến lược châu Á của ông Trump vào tháng trước khi kêu gọi một vùng kinh tế mở, được bảo vệ bởi các thỏa thuận hợp tác khu vực. Ông đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ các hiệp định quốc tế, các quyết định của tòa án quốc tế và bao phủ kinh tế khu vực. Tổng thống Trump dự kiến sẽ nói thêm về vấn đề này trong bài phát biểu của mình tại Việt Nam.

Mục tiêu của ông Trump là thắt chặt quan hệ an ninh với các đồng minh của mình, tạo dựng nên một mối quan hệ hai chiều thay vì việc dựa vào Mỹ đơn phương như người bảo vệ trước đây. Nhật Bản và hàn Quốc đã tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ trong những năm gần đây. Nhật Bản, Úc và Ấn Độ cũng đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác 4 phía với Mỹ, điều có thể đặt nền tảng cho một tầm nhìn Thái BÌnh Dương mới của ông Trump.

Trong khi Mỹ bị hạn chế ngân sách quốc phòng thì Trung Quốc lại tiếp tục "bơm" tiền vào lĩnh vực này, ở mức tăng vượt xa tăng trưởng kinh tế. Mỹ và các đồng minh cần tạo nên một khối an ninh quốc phòng trong khu vực, vượt xa nền dân chủ của mỗi nước.

Tất nhiên sẽ có nhiều chướng ngại vật trong việc này. Những người Hàn Quốc thường khá nhạy cảm trong việc hợp tác với Nhật Bản vì lịch sử đô hộ. Ấn Độ có những hoài nghi với Úc sau khi Thủ tướng của họ Kevin Rudd rút khỏi một cuộc tập trận chung hai bên cách đây 1 thập kỷ. Các nước châu Á đang ngày càng "dựa dẫm" vào Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế, nguồn đầu tư, và từ đó cũng phát triển nên trạng thái sợ kinh động tới Bắc Kinh.

Thêm nữa, các nước châu Á đều lo ngại rằng việc Mỹ cam kết tại khu vực chỉ là nhất thời. Ông Obama từng tuyên bố rằng sẽ "chuyển hướng tới châu Á" nhưng những gì ông mang tới lại không tới tầm của lời nói. Ông Trump lại không hề giúp ích gì cho các nước châu Á khi lời đầu tiên ông nói trong vai trò Tổng thống Mỹ là vì sao nước Mỹ phải bảo vệ các nước đồng minh châu Á và lập tức rời khỏi thỏa thuận xuyên Thái Bình Dương TPP.

Chính quyền của ông Trump đã tăng cường hợp tác trong thời gian qua với các đồng minh về lĩnh vực quốc phòng, và chuyến thăm lần này sẽ tái khẳng định điều đó. Hạ viện Mỹ đã thống nhất tăng cường ngân sách quốc phòng vào tháng 9 vừa qua, hải quân Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tuần tra tự do trên biển tại các vùng lãnh thộ tranh chấp trên biển Đông.

Việc ông Trump cương quyết rời khỏi TPP lại khá lạ lùng, khi đó là một chiếc chìa khóa vạn năng, giúp ông mở ra một khối tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương. Càng kéo được các nước châu Á về phía mình, từ lĩnh vực kinh tế đi lên là điều cần thiết để thiết lập nên lòng tin về mối quan hệ lâu dài. Nhưng điều này sẽ càng bị ảnh hưởng nếu ông Trump tiếp tục những chính sách cải cách của mình, tập trung nhiều vào nhập dư tại Mỹ. Chỉ mới tháng trước thôi, hai đồng minh chính của nước này là Hàn Quốc và Nhật Bản đã phải chịu áp lực tái thỏa thuận Hiệp định tự do thương mại song phương với Mỹ.

Báo Công luận
 ông Trump đang trong tình thế bấp bênh hơn so với Tập Cận Bình, và điều đó có thể quyết định tới vị thế của Mỹ trong khu vực. Ảnh: NYT

Các nước đều sẽ chờ đợi vào cuộc gặp mặt giữa ông Trump và Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh để xem bước đi của ông về vấn đề Bắc Triều Tiên. 

Mọi thứ không hề thuận lợi cho Trump. Khi bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên cảu mình, uy tín và vị thế của nước Mỹ đang bị nghi ngờ. Rất nhiều lãnh đạo trong khu vực đều lo ngại rằng các phát ngôn nhất thời và thiếu suy nghĩ của ông có thể dẫn tới chiến tranh với Bắc Triều Tiên. Tất cả đều mong muốn ông Trump cẩn trọng hơn trong thử thách lần này. Với những gì ông đã thể hiện thì người ta có lý do để nghi ngờ.

Ngoài TPP, ông còn tuyên bố rút khỏi thỏa thuận môi trường Paris về biến đổi khí hậu, tạo chỗ cho Trung Quốc tiến tới và tạo nên vòng tròn ảnh hưởng của mình.

Ông tới châu Á với thương tích đầy mình: tỷ lệ ủng hộ thấp tại quê nhà và các đạo luật bị trì hoãn, cuộc điều tra về vấn đề Nga can thiệp bầu cử vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những tranh cãi quanh vấn đề nhập cư và quyền con người. Dẫu vậy ông cũng nhận thức được rằng chuyến đi lần này quan trọng tới mức nào. Trước khi bắt đầu chuyến đi, tại Washington ông Trump đã nói về việc rút lại quyết định của mình và sẽ tham dự hội nghị thượng dỉnh tại Philippines, nơi mà Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước châu Á sẽ đàm phán về các căng thẳng trên biển Đông và các nỗi lo về khủng bố gia tăng trong khu vực. Nếu ông Trump không xuất hiện, điều này sẽ chỉ làm tăng sự hoài nghi của các nước. 

Trái ngược với ông Trump, Tổng bí thư Tập Cận Bình lại vừa thành công vang dội với Đại hội Đảng vừa qua tại Trung Quốc, đưa hình ảnh của bản thân lên ngang tầm với Mao Trạch Đông khi đưa được tên tuổi và ý tưởng của mình vào Hiến pháp. Ông Tập đã rất quyền lực tại Trung Quốc, tăng cường tầm ảnh hưởng của nước này cả về quốc phòng lẫn chính trị trong khu vực, cũng như ông này đã bày tỏ rõ tầm nhìn mới của mình trong đường lối tương lai của nước này. Việc ông tiếp tục "tung hô" người đứng đầu Trung Quốc như "một người rất tốt" và đăng tải đoạn tweet trên mạng xã hội chúc mừng "bước tiến to lớn" trong Đại hội Đảng vừa qua đối với phía Mỹ là không hề không ngoan.

Những năm tháng ôn hòa của Mỹ dưới thời Obama đã giúp Trung Quốc phát triển trên bản đồ thế giới, và thử thách đầu tiên của ông Trump trong chuyến đi lần này là thuyết phục Trung Quốc đứng cùng chiến hào với mình trong vấn đề Bắc Triều Tiên, bằng việc ngừng mua than của nước này, đóng toàn bộ các tài khoản ngân hàng của Bắc Triều Tiên và gửi những lao động nước này về nước. Ông Tập đã nhiều lấn nhấn mạnh về việc không mạnh tay tới mức đó như ông Trump vì điều này có thể làm sụp đổ Bắc Triều Tiên, dẫn tới những hậu quả khôn lường. Thay vào đó, ông Tập hướng về một giải pháp ôn hòa, tiến hành các vòng đàm phán để giải quyết khủng hoảng. Ông Trump cũng từng đi ngược lại mong muốn của Ngoại trưởng dưới quyền mình, từ chối đàm phán và đưa ra các đe dọa về việc "phá hủy" Triều Tiên. 

Ông Trump nhấn mạnh quan điểm của mình về việc Trung Quốc nên tiếp tục mở cửa thị trường, chấm dứt hỗ trợ từ chính phủ để tạo nên một "sân chơi công bằng và lành mạnh". Thay vì thỏa thuận 12 nước, ông mong muốn một thỏa thuận song phương với Trung Quốc hơn. Nhưng với việc Hạ viện đang chia rẽ vì các chính sách thương mại, điều tốt nhất ông có thể có được từ chuyến đi này chắc chỉ là một vài thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên mà thôi.

Các nước châu Á cần Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Chuyến đi 12 ngày, qua 5 nước của ông Trump này sẽ hé lộ khả năng của ông trong vai trò một Tổng thống Mỹ.

Hoàng Việt  (biên dịch)

Tin khác

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

(CLO) Cảnh sát Úc hôm Chủ nhật (5/5) cho biết, họ đã bắn chết một thiếu niên sau khi cậu ta đâm dao một người đàn ông ở thủ phủ Perth của bang Tây Úc, trong một vụ tấn công mà chính quyền cho biết có “dấu hiệu khủng bố”.

Thế giới 24h
Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

(CLO) Mưa bão gây ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil trong tuần này đã giết chết ít nhất 55 người và hàng chục người vẫn mất tích, theo chính quyền địa phương cho biết vào tối thứ Bảy (4/5).

Thế giới 24h
Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

(CLO) Những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác dẫn đầu nhằm thành lập các nhóm mới để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất bại, theo Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho biết hôm Chủ nhật (5/5).

Thế giới 24h
Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

(CLO) Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng được cho là của một nhóm từ Nga có tên là APT28 nhằm vào Đức và Cộng hòa Czech và nói rằng họ cũng đã bị nhắm mục tiêu.

Thế giới 24h
Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

(CLO) Sinh viên tại trường Trinity College Dublin ở CH Ireland và Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ đã tổ chức biểu tình để phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza, tham gia vào làn sóng biểu tình phản chiến đang lan rộng ở Mỹ và trên khắp thế giới.

Thế giới 24h