Trưng cầu dân ý tại Iraq và Tây Ban Nha: Mầm họa khôn lường

Thứ tư, 04/10/2017 10:15 AM - 0 Trả lời

Hai cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập vừa được tổ chức tại Khu tự trị người Kurd ở Iraq và vùng lãnh thổ Catalonia ở Tây Ban Nha được coi là hành động bất hợp pháp, vi hiến, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền trung ương ở hai nước cũng như của cộng đồng quốc tế.

Hai cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập vừa được tổ chức tại Khu tự trị người Kurd ở Iraq và vùng lãnh thổ Catalonia ở Tây Ban Nha được coi là hành động bất hợp pháp, vi hiến, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền trung ương ở hai nước cũng như của cộng đồng quốc tế. [caption id="attachment_186914" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận
Cảnh sát ngăn dòng người tuần hành kêu gọi trưng cầu dân ý về độc lập vùng Catalunya trên quảng trường Puerta del Sol ngày 1/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)[/caption] Sự kiện này không chỉ đặt ra thách thức to lớn đối với chính trị, an ninh ở Iraq và Tây Ban Nha mà còn trở thành nguy cơ đe dọa hòa bình và ổn định cho một khu vực rộng hơn nhiều. Ý đồ thành lập những "nhà nước riêng" ở hai vùng này sẽ dẫn tới những hệ lụy rất nghiêm trọng có thể khiến "bàn cờ" chính trị ở Iraq và Tây Ban Nha, cùng các nước và khu vực liên quan, trở nên đầy phức tạp và nguy hiểm. Vùng Catalonia, trung tâm công nghiệp chiếm khoảng 1/5 sản lượng kinh tế Tây Ban Nha, tạo ra 20% GDP, 25% kim ngạch xuất khẩu, lâu nay vẫn bị coi là “bom hẹn giờ” cho chủ nghĩa ly khai ở châu Âu. Mặc dù được hưởng quyền tự trị rộng rãi, song kể từ những năm đầu thế kỷ 21, chính quyền Catalonia liên tục đệ trình yêu sách đòi độc lập. Năm 2006, vùng này đã tự tuyên bố là “một quốc gia,” song bị Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha bác bỏ. Có thể ví cuộc trưng cầu dân ý ở vùng Catalonia báo hiệu một cuộc khủng hoảng mới tại châu Âu. Sau sự kiện cử tri Anh bỏ phiếu quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), xu hướng ly khai đang khiến "con thuyền" EU lại hứng chịu thêm “lỗ thủng” mới. Chính quyền Madrid tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý vừa qua ở Catalonia hoàn toàn không có giá trị và chỉ là một “màn hài kịch,” song việc giới chức vùng lãnh thổ giàu có ở phía Đông Bắc Tây Ban Nha này luôn tìm cách đòi độc lập cũng buộc các nhà lãnh đạo EU phải tính đến các giải pháp để hạn chế “mầm mống” ly khai đe dọa chủ quyền của một số quốc gia tại “lục địa già.” Tại Vương quốc Liên hiệp Anh, sau sự kiện Brexit, đảng Dân tộc Scotland đã tìm cách tổ chức trưng cầu dân ý lần hai về độc lập vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019. Ngoài ra, ngay tại Tây Ban Nha, câu chuyện đòi ly khai của xứ Basque với các cuộc xung đột và khủng bố liên quan tới Tổ chức ly khai xứ Basque (ETA) kéo dài hơn 50 năm, khiến gần 900 người thiệt mạng, vẫn còn là nỗi ám ảnh. Nếu xu hướng tách khỏi Tây Ban Nha ở Catalonia thắng thế, “mầm họa” ly khai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và sự thịnh vượng chung của EU. Ẩn sau một châu Âu trong tiến trình nhất thể hóa, hướng tới nền hòa bình bền vững và thống nhất toàn vẹn, là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa ly khai chực chờ bùng phát. Chỉ cần một "đốm lửa" bùng lên, nó có thể tạo thành hiệu ứng domino. Nguy cơ làn sóng ly khai phá nát khu vực Trung Đông vốn đã đầy bất ổn và chia rẽ cũng là lý do khiến Chính phủ Iraq kiên quyết phản đối cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập của cộng đồng người Kurd ở miền Bắc nước này. Giống như người dân xứ Catalonia ở Tây Ban Nha, cộng đồng người Kurd, chiếm khoảng 20% dân số Iraq, sống chủ yếu ở miền Đông Bắc có trữ lượng dầu mỏ lớn của nước này, lâu nay cũng theo đuổi tham vọng độc lập. Với cuộc trưng cầu ý dân về độc lập, chính quyền Khu tự trị người Kurd hướng đến mục tiêu tạo thêm ưu thế, gia tăng những đòi hỏi lợi ích về chính trị, kinh tế trong đàm phán với chính quyền Baghdad. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd đang đẩy chính quyền Iraq và Khu tự trị người Kurd rời xa nhau hơn, đồng thời khiến những tranh chấp lâu nay giữa hai bên về lãnh thổ, việc chia sẻ nguồn lợi doanh thu từ dầu mỏ ngày càng khó giải quyết hơn, thậm chí có thể đặt người Kurd vào cuộc xung đột mới với Iraq. Đây sẽ là yếu tố bất lợi khi lâu nay cộng đồng người Kurd vẫn sát cánh với Baghdad trong cuộc chiến chung chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực. Bên cạnh đó, cuộc trưng cầu dân ý tại khu tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq cũng có nguy cơ trở thành châm ngòi cho ý tưởng về một “vương quốc của người Kurd” ở khu vực Trung Đông. Với khoảng 35 triệu người hiện chủ yếu sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran và Iraq, người Kurd là nhóm sắc tộc lớn thứ tư ở khu vực Trung Đông. Cộng đồng người Kurd tại 4 quốc gia này đã phát động nhiều chiến dịch đòi quyền độc lập hoặc tự trị, điển hình là phong trào vũ trang đòi thành lập nhà nước riêng của người Kurd ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984, khiến hơn 45.000 người thiệt mạng, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần tới bờ vực nội chiến. Bởi vậy, các nước láng giềng của Iraq trong khu vực đều kiên quyết phản đối bước đi nhiều rủi ro của chính quyền Khu tự trị người Kurd ở Iraq và đều có những biện pháp mạnh mẽ để phản ứng. Rõ ràng, hai cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd ở Iraq và tại vùng Catalonia ở Tây Ban Nha là đang đe dọa sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của hai quốc gia, gây ra sự chia rẽ, mất ổn định và làm cho tình hình tại những khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, hỗn loạn kéo dài./.

Theo TTXVN

Tin khác

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

Cảnh sát Úc bắn chết thiếu niên có 'dấu hiệu khủng bố'

(CLO) Cảnh sát Úc hôm Chủ nhật (5/5) cho biết, họ đã bắn chết một thiếu niên sau khi cậu ta đâm dao một người đàn ông ở thủ phủ Perth của bang Tây Úc, trong một vụ tấn công mà chính quyền cho biết có “dấu hiệu khủng bố”.

Thế giới 24h
Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

Số người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền nam Brazil tăng lên 55

(CLO) Mưa bão gây ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil trong tuần này đã giết chết ít nhất 55 người và hàng chục người vẫn mất tích, theo chính quyền địa phương cho biết vào tối thứ Bảy (4/5).

Thế giới 24h
Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

Đại sứ Triều Tiên chỉ trích việc giám sát lệnh trừng phạt tại Liên hợp quốc

(CLO) Những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác dẫn đầu nhằm thành lập các nhóm mới để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất bại, theo Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho biết hôm Chủ nhật (5/5).

Thế giới 24h
Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng của một nhóm từ Nga

(CLO) Ba Lan lên án các cuộc tấn công mạng được cho là của một nhóm từ Nga có tên là APT28 nhằm vào Đức và Cộng hòa Czech và nói rằng họ cũng đã bị nhắm mục tiêu.

Thế giới 24h
Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

(CLO) Sinh viên tại trường Trinity College Dublin ở CH Ireland và Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ đã tổ chức biểu tình để phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza, tham gia vào làn sóng biểu tình phản chiến đang lan rộng ở Mỹ và trên khắp thế giới.

Thế giới 24h