Trung Quốc đánh cược vào bất ổn kinh tế để củng cố “thịnh vượng chung”

Thứ bảy, 16/10/2021 13:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Finacial Times, Chủ tịch Trung Quốc coi bom nợ Evergrande và khủng hoảng năng lượng là cơ hội để ban hành các cải cách khó khăn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang đi vào một cơn bão kinh tế do chính ông tạo ra, khi một trong những nhà phát triển BĐS lớn nhất Trung Quốc đang đứng trước bờ vực phá sản và các nhà sản xuất phải vật lộn với tình trạng thiếu điện trên khắp đất nước.

trung quoc danh cuoc vao bat on kinh te de cung co thinh vuong chung hinh 1

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch mang lại cơ hội giảm thiểu rủi ro tài chính. (Nguồn: Carlos Garcia Rawlins/Reuters).

Nhưng bên cạnh những chỉnh sửa chính sách nhỏ, các nhà phân tích và cố vấn chính phủ kỳ vọng ông Tập sẽ tận dụng được những gì mà ông gọi là “thời cơ” để thúc đẩy những cải cách cơ cấu khó khăn.

Nếu thành công, đây sẽ là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài các canh bạc chính trị táo bạo - từ việc xóa bỏ các giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ Thủ tướng cho đến việc theo đuổi “sự thịnh vượng chung”.

Henry Gao, một chuyên gia về Trung Quốc và là giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết: “Ông Tập đang khởi động cho đại hội. Ông ấy muốn mọi người nhớ đến mình vì nhiều thứ, nhưng đặc biệt là vì đạt được sự thịnh vượng chung. Những người tiền nhiệm của ông ấy đã có thể đưa Trung Quốc lên con tàu tốc độ nhanh nhất để phát triển kinh tế nhưng không làm được gì nhiều cho sự thịnh vượng chung”.

Tuần tới, Cục Thống kê Trung Quốc sẽ công bố ước tính tăng trưởng kinh tế quý III và các chỉ số kinh tế quan trọng khác. Dữ liệu sẽ cung cấp dấu hiệu tốt nhất về tác động từ cuộc khủng hoảng Evergrande, nhà phát triển BĐS với quả bom nợ hơn 300 tỷ USD phải trả, và tình trạng thiếu điện gây ra bởi các yếu tố bao gồm giá than tăng và các mục tiêu môi trường mới nghiêm ngặt.

Do đó, nhiều nhà dự báo đang giảm các dự báo kinh tế cả năm của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng phần lớn vẫn ước tính rằng sản lượng kinh tế cả năm sẽ vượt xa mục tiêu tăng trưởng chính thức của Chính phủ là 6% vào năm 2020.

Tại cuộc họp của bộ chính trị hồi tháng 4, ông Tập cho biết sự phục hồi tương đối mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 đã tạo ra “cơ hội” để giảm rủi ro tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực mắc nợ nhiều như BĐS. Đây cũng là cơ hội để theo đuổi các mục tiêu môi trường đầy tham vọng như đạt được mức phát thải các-bon thấp nhất vào năm 2030 và trung tính carbon vào năm 2060.

Rosealea Yao, nhà phân tích tại Gavekal Dragonomics ở Bắc Kinh, lưu ý rằng tính đến tháng 8, doanh số bán BĐS của Trung Quốc đang trên đà đạt 1,8 tỷ m2 trong cả năm - so với mức trung bình hàng năm là 1,7 tỷ m2 từ năm 2017 đến năm 2019. Với sự gia tăng doanh số và giá cả đe dọa sự thịnh vượng chung của ông Tập, các quan chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn với Evergrande khi nó bắt đầu bỏ lỡ các khoản thanh toán cho cả nhà đầu tư bán lẻ và trái chủ vào tháng 9.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande có thể có tác động lớn hơn nhiều đến nền kinh tế Trung Quốc so với những gì ông Tập và các cố vấn kinh tế của ông nhận ra khi họ cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ nỗ lực đưa vào khuôn khổ một lĩnh vực được ước tính là chiếm 30% tổng GDP.

Lợi tức trái phiếu do các nhà phát triển BĐS lớn khác của Trung Quốc phát hành đang tăng và nhu cầu vay nợ bổ sung có thể sụp đổ, có khả năng cuốn họ vào vòng xoáy của Evergrande.

Tình trạng thiếu điện kéo dài trên khắp Trung Quốc trong những tuần gần đây là một ví dụ cho thấy các chính sách có chủ đích tốt có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như thế nào.

Một số hậu quả đó xuất phát từ việc cắt giảm sản lượng ở các tỉnh đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các mục tiêu tiết kiệm năng lượng nghiêm ngặt vào cuối năm. Các nhà máy ở các khu vực khác đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu than, chi phí than tăng cao và giới hạn giá điện, có nghĩa là họ buộc phải phát điện cả khi thua lỗ. Đầu tuần này, giá than của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục sau khi một khu vực sản xuất than lớn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Chủ một nhà máy sản xuất nhựa ở phía đông tỉnh Giang Tô, cho biết ông chỉ nhận được thông báo cắt điện vào phút chót về việc cắt điện bắt đầu từ giữa tháng 9. Ông nói: “Không có kế hoạch dài hạn rõ ràng từ chính phủ. Các doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch trước”.

Cuối tuần trước, chính quyền của ông Tập đã cố gắng cải thiện tình hình bằng cách tăng tốc sản xuất than và cho phép các nhà máy dùng điện nhiều hơn. Nhưng những nhượng bộ ngắn hạn này không có khả năng ngăn cản Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu môi trường dài hạn đầy tham vọng của mình.

“Chúng tôi hiểu và ủng hộ các chính sách môi trường của chính phủ. Chính phủ nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn chúng tôi và phải đạt được các mục tiêu giảm thiểu carbon. Nhưng việc cắt điện quá đột ngột gây ra rất nhiều tổn thất”, chủ nhà máy cho biết.

Sơn Tùng (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô