Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu lúa mì của Nga

Chủ nhật, 27/02/2022 14:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thỏa thuận đã giúp Bắc Kinh đảm bảo nguồn cung cấp lương thực vào thời điểm giá lương thực toàn cầu đã gần mức cao nhất trong 10 năm.

Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đối với nhập khẩu lúa mì của Nga, một động thái có thể giải quyết những lo ngại về an ninh lương thực ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga khi Nga tiến sâu hơn vào cuộc chiến với Ukraine.

trung quoc do bo han che nhap khau lua mi cua nga hinh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.

Quyết định cho phép nhập khẩu lúa mì từ tất cả các vùng của Nga được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh hồi đầu tháng, nhưng chi tiết cụ thể hơn về quyết định này chỉ được cơ quan hải quan Trung Quốc công bố trong tuần này.

Nga là nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới. Trước đó, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu lúa mì từ Nga do lo ngại về sự hiện diện của nấm lùn - một loại bệnh có thể gây mất năng suất nghiêm trọng đối với lúa mì và các loại cây trồng khác - ở một số vùng của nước này.

Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, thay vào đó lặp lại lời kêu gọi các bên “thực hiện kiềm chế” các hành động gây chiến tranh.

Thỏa thuận của Trung Quốc với Nga trên là thỏa thuận mới nhất trong một loạt các thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, và theo các chuyên gia, điều này cũng sẽ giúp ích cho cả hai quốc gia.

Thỏa thuận đã giúp Bắc Kinh đảm bảo nguồn cung cấp lương thực vào thời điểm giá lương thực toàn cầu đã gần mức cao nhất trong 10 năm. Hợp đồng lúa mì kỳ hạn đã tăng khoảng 5% trên Hội đồng Thương mại Chicago vào thứ 5 sau khi Nga tấn công Ukraine, vì hai quốc gia này đều chiếm khoảng một phần ba nguồn cung toàn cầu. Hợp đồng lúa mì tương lai giảm một chút vào thứ 6, nhưng vẫn tăng 12% trong tuần này.

An ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã kêu gọi tăng cường sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa nhập khẩu.

Thỏa thuận này cũng cung cấp cho Nga một người mua an toàn vào thời điểm mà việc xuất khẩu sang các nước khác có thể phức tạp do các lệnh trừng phạt tài chính mà Mỹ và các quốc gia EU áp đặt lên Nga hoặc sự gián đoạn khác.

Các nhà phân tích từ Goldman Sachs viết hôm thứ 5 trong một báo cáo nghiên cứu rằng: “Sự không chắc chắn xung quanh các lệnh trừng phạt tiềm năng đang bắt đầu tạo ra một cú sốc về nguồn cung lương thực tiềm năng”.

Họ nói thêm rằng Trung Quốc có thể sẽ là “ân nhân” đối với các mặt hàng của Nga khi các nước khác giảm nhập khẩu hàng hóa của Nga.

Các nhà phân tích dự đoán rằng hàng hóa và nguyên liệu thô của Nga sẽ được “chuyển hướng sang Trung Quốc” nếu nhu cầu từ phần còn lại của thế giới giảm đáng kể do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang.

Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc có thể sẽ mang lại những có kết quả không vui với các nước khác.

Hôm thứ 6, Thủ tướng Australia Morrison đã chỉ trích Trung Quốc vì “thiếu phản ứng mạnh mẽ trong vấn đề căng thẳng giữa Nga và Ukraine”.

Ông nói tại một cuộc họp báo rằng: “Vào thời điểm thế giới đang tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, họ đã nới lỏng các hạn chế đối với việc buôn bán lúa mì của Nga vào Trung Quốc ... và điều đó đơn giản là không thể chấp nhận được.”

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp