Trung Quốc gây “cơn sốt” giá lương thực toàn thế giới

Thứ sáu, 07/01/2022 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những tháng gần đây, giá lương thực đang ở mức cao kỷ lục trong 10 năm qua, gây nên những lo ngại trên toàn cầu. Việc Trung Quốc tăng tích trữ các mặt hàng chủ chốt được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Theo Bloomberg, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thiếu lao động, điều kiện thời tiết xấu và nhu cầu tiêu dùng tăng vọt được cho là những yếu tố gây nên cơn sốt giá lương thực.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể không kể đến đó chính là việc Trung Quốc đang ra sức tích trữ các mặt hàng chủ chốt.

trung quoc gay con sot gia luong thuc toan the gioi hinh 1

Trung Quốc được dự đoán sẽ nắm giữ 69% dự trữ ngô, 60% gạo và 51% lúa mì của thế giới vào giữa năm 2022. Ảnh: Getty Images.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, Trung Quốc sẽ nắm giữ 69% dự trữ ngô, 60% gạo và 51% lúa mì của thế giới vào giữa năm 2022. Theo ước tính của riêng Trung Quốc, số lượng dự trữ này thậm chí ở “mức cao nhất trong lịch sử” và đang góp phần làm tăng giá lương thực toàn cầu.

Đối với Trung Quốc, các kho dự trữ lương thực đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiếu sức ép từ những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn trong như Mỹ nếu có trường hợp khẩn cấp. Trong khi đó, thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, đang đặt ra câu hỏi tại sao Trung Quốc - một quốc gia dù chiếm đến 20% dân số thế giới, lại đang phải tích trữ quá nhiều lương thực đến vậy.

Trung Quốc đã vận hành các kho thóc trong hàng nghìn năm. Trong thời kỳ đế quốc, chúng đóng vai trò như một nguồn thu thuế và một phương tiện quản lý mùa màng thất bát, thiên tai và chiến tranh. Tầm quan trọng của chúng ngày càng tăng khi dân số Trung Quốc tăng vọt, nhưng khả năng của nhà nước trong việc quản lý chúng đã bị hạn chế. Trong suốt cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các thảm họa thiên nhiên và chính trị đã gây ra nạn đói và dẫn đến cái chết của hàng triệu người dân.

Kể từ khi lên nhậm chức hồi năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn ủng hộ một chiến dịch trên toàn quốc nhằm khuyến khích người dân không lãng phí thực phẩm. Hồi năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 khiến cho nguồn cung thực phẩm cạn kiệt, “chiến dịch dọn sạch đĩa” được hồi sinh khi Bắc Kinh kêu gọi người dân Trung Quốc “cần hết sức cảnh giác trước cuộc khủng hoảng an ninh lương thực”.

Bên cạnh đó, đô thị hóa và ô nhiễm môi trường đã khiến cho đất trồng trọt ở Trung Quốc bị giảm đi đáng kể sau nhiều thập kỷ. Các trang trại hiện có năng suất thấp hơn nhiều, gây nên nguy cơ thiếu lương thực. Dù Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy năng suất bằng cách tung ra các chính sách khuyến khích và đầu tư vào phát minh công nghệ, tham vọng này khó có thể thành công trong “ngày một ngày hai”.

Do vậy, Trung Quốc đang tích trữ lương thực. Ở trong nước, chính phủ đang đưa ra mức giá tối thiểu cho nông dân đối với cây trồng của họ (sau đó thường được dự trữ). Vào tháng 3, nước này đã tăng giá tối thiểu đối với lúa mì lần đầu tiên kể từ năm 2014. Trong khi đó, các thương nhân đã lợi dụng việc đồng nhân dân tệ tăng mạnh để mua vào ngũ cốc với tốc độ chóng mặt.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021, lượng lúa mì nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng tới 50% so với cùng kỳ một năm trước đó.

Dù quy mô và danh sách các sản phẩm trong kho dự trữ hàng hóa của Trung Quốc không được tiết lộ, song một vài nguồn tin từ các quan chức cho biết Trung Quốc có kho dự trữ lúa mì đủ cung cấp trong vòng 18 tháng phục vụ trong trường hợp khẩn cấp.

Ngoài Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu dự trữ lương thực, đặc biệt khi những gián đoạn mà Covid-19 gây ra vẫn tiếp diễn.

Hồi tháng 6 năm ngoái, cơ quan lương thực của Liên Hợp Quốc cảnh báo các quốc gia có thu nhập thấp sẽ phải đối mặt với tình trạng giá nhập khẩu lương thực tăng mạnh, có thể lên tới 20%. Dù báo cáo trên không chỉ rõ một quốc gia nào phải chịu trách nhiệm, song Trung Quốc – nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới – cũng phần nào có liên quan.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp