Trung Quốc khủng hoảng vì “bom nợ”, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng

Thứ bảy, 20/11/2021 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giới quan sát đưa ra các dự báo không mấy lạc quan đối với triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc. Họ cũng đưa ra nhận định cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế thế giới.

Theo Bloomberg, nền kinh tế thế giới, vốn đang chật vật thoát khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, giờ đang phải đối mặt với một lực cản khác. Đó là sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc.

trung quoc khung hoang vi bom no nen kinh te toan cau bi anh huong hinh 1

“Hố nợ” hơn 300 tỷ USD của Evergrande là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: SCMP.

Bloomberg Economics dự báo GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong quý IV này, cao hơn chút đỉnh so với mức tăng đáng thất vọng 4,9% vào quý III. Trước đại dịch Covid-19, con số này thường dao động ở mức 6-7%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này của kinh tế Trung Quốc, và một trong số đó chính là cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.

“Bom nợ” hơn 300 tỷ USD của China Evergrande đã phơi bày những lỗ hổng trong một ngành công nghiệp phát triển nóng như bất động sản, về việc sử dụng đòn bẩy quá mức, đối mặt với nhu cầu chậm lại và hiện đang chật vật để thanh toán các hóa đơn.

Ngành bất động sản và những ngành liên quan chiếm đến khoảng 30% GDP của Trung Quốc. Do đó, những rắc rối của ngành công nghiệp này có thể tạo ra những sức ép lớn đối với tăng trưởng kinh tế.

Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng và các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới tại nhiều địa phương. Tất cả đã cản đường quá trình phục hồi hình chữ “V” từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

“Hy sinh vì tăng trưởng dài hạn”

Các hoạt động xây dựng đã góp phần vào sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch. Song, trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt việc cho vay đối với các nhà phát triển địa ốc, lĩnh vực này chao đảo. Những nhà phát triển nợ nần như China Evergrande trượt tới bờ vực sụp đổ.

Phần lớn nguồn tiền của các nhà phát triển địa ốc Trung Quốc đến từ việc bán trước căn hộ cho khách hàng. Khi hoạt động cho vay thế chấp bị thắt chặt, sự bi quan lan rộng khắp thị trường, khiến doanh số bán nhà giảm mạnh.

trung quoc khung hoang vi bom no nen kinh te toan cau bi anh huong hinh 2

Danh sách các bất động sản rao bán được dán trước một văn phòng môi giới nhà đất ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.

Nhà kinh tế Mark Williams tại Capital Economics ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc, tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, xấp xỉ dân số của Đức.

Trên hết, khoảng 100 triệu căn hộ được khách màng mua nhưng không được sử dụng, theo ước tính của Capital Economics. Tại Trung Quốc, những dự án trên thường được gọi là “thị trấn ma”.

Tuy nhiên, nhiều động thái cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục siết chặt kiểm sóa đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2022, thậm chí hơn thế nữa.

Theo Bloomberg, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trở về mức tương đương với hơn 30 năm về trước chính là cái giá mà chính quyền Bắc Kinh chấp nhận, nhằm giảm phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản.

Giới quan sát dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2022, và thậm chí còn hơn thế nữa. Các ngân hàng như Goldman Sachs Group Inc., Nomura Holdings Inc. và Barclays Plc đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc.

Các nhà quan sát nhận định chính quyền Bắc Kinh đang rất nghiêm túc khi tuyên bố rằng khác với các đợt suy thoái trước đây, họ sẽ ngừng sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích nền kinh tế.

Các quan chức Bắc Kinh cho rằng nguồn cung nhà ở dư thừa chính là mối đe dọa lớn đối với ổn định nền kinh tế. Họ bày tỏ mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực như sản xuất công nghệ cao, thay vì nhà đất như trước đây.

“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng lĩnh vực bất động sản đã phình quá to”, nhà kinh tế Chen Long thuộc công ty tư vấn Plenum, Bắc Kinh, bình luận.

Nền kinh tế thế giới chao đảo

Ông Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura, dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ 7,1% trong năm nay xuống 4,3% vào năm 2022.

“Điều đó có thể làm giảm tăng trưởng GDP thế giới khoảng 0,5 điểm phần trăm. Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn”, ông Subbaraman nhận định.

Tiêu dùng sụt giảm cũng là một thách thức khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Với chiến lược “Zero-Covid” của chính quyền Bắc Kinh, các hạn chế nghiêm ngặt đã khiến người tiêu dùng e ngại, nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược ‘Zero-Covid’, hoặc lĩnh vực bất động sản giảm sâu hơn, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm xuống 4%”, ông Tao Wang, nhà kinh tế trưởng tại UBS AG, cảnh báo.

“Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đáng kể, còn các gói kích thích kinh tế vẫn chưa được tung ra”, các nhà kinh tế Tom Orlik và Bjorn Van Roye nhận định.

“Trong khi đó, Mỹ cũng vật lộn với việc thiếu hụt 5 triệu việc làm và lạm phát tăng cao nhất trong vòng 30 năm. Sự lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc có thể làm các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn”, giới quan sát cảnh báo.

Kinh tế Trung Quốc lao dốc khi nền kinh tế thế giới đang đối mặt với một thách thức khác. Đó là lạm phát vẫn còn cao và có thể tăng nhanh hơn nữa.

Các dự báo chỉ ra rằng lạm phát của Mỹ trong năm nay sẽ ở mức 4,6%, cao gấp đôi mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung euro và Anh cũng đang tăng mạnh.

Các lãnh đạo ngân hàng trung ương và nhà kinh tế cũng dần thay đổi quan điểm về phát biểu lạm phát chỉ là nhất thời. Fed đã bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản để kích thích nền kinh tế, hướng tới nâng lãi suất vào nửa cuối năm 2022.

Trong khi đó, tính đến nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vẫn chậm chạp trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Tuy vậy, nhà kinh tế Chang Shu dự báo PBoC sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải phóng thêm tiền để các ngân hàng cho vay, trước cuối năm nay.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô