Trung Quốc: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 là trong tầm tay nhưng "sẽ phải trả giá"

Thứ bảy, 12/03/2022 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các công cụ chính sách tài khóa của Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ giúp nước này tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Một số nhà kinh tế đang sửa đổi dự báo GDP của Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị kéo dài.

Bắc Kinh dự kiến sẽ nỗ lực hết mình trong năm nay để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế "khoảng 5,5%", bất chấp hàng loạt rào cản và trở ngại tiềm tàng.

trung quoc muc tieu tang truong kinh te nam 2022 la trong tam tay nhung se phai tra gia hinh 1

Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định việc làm khi nước này thích nghi với những yếu tố bất ổn bên ngoài. Ảnh: Reuters.

Những xáo trộn bắt nguồn từ chiến sự Nga-Ukraine kéo dài, căng thẳng kéo dài với Mỹ và các đồng minh, và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất dự kiến trong tháng này đang thúc đẩy cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích về việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ cố gắng đạt được mục tiêu như thế nào.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie Capital, cảnh báo: “Mục tiêu chắc chắn có thể đạt được nếu Bắc Kinh kiên quyết, nhưng sẽ phải trả giá đắt.

Ông cho biết thêm "Điều đó có thể buộc tăng tỷ số đòn bẩy vĩ mô của [Trung Quốc]", đề cập đến thước đo tổng nợ của một nền kinh tế.

Tuy nhiên, trước mắt, ông tin rằng Bắc Kinh nên chờ xem liệu các biện pháp hiện tại có đủ để chống lại các thách thức bên ngoài hay không.

Ông cho hay: “Quy mô của việc kích cầu sẽ phụ thuộc vào việc xuất khẩu có tiếp tục ổn định hay không và liệu tiêu dùng quốc nội có phục hồi hay không.

Trong báo cáo gần đây của chính phủ, Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách dài các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt lo ngại về GDP của nước này, vốn đã đóng góp khoảng một phần tư tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm ngoái.

Về tài chính, Bắc Kinh đã đặt hạn ngạch hàng năm ở mức 3,65 nghìn tỷ nhân dân tệ (578 tỷ USD) cho trái phiếu chuyên dùng do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các dự án xây dựng trong năm nay.

Trong khi đó, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nhà nước dự kiến sẽ trả tổng doanh thu 1,65 nghìn tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ tài trợ cho chi tiêu của chính phủ.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia- nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cũng cho biết 102 siêu dự án được vạch ra trong kế hoạch 5 năm (2021-25) của đất nước hiện đang được thực hiện và sẽ cần tài trợ.

Trong khi đó, ổn định việc làm cũng nên được quan tâm, Trung Quốc sẽ gia hạn cắt giảm thuế và hoàn thuế với tổng trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay để hỗ trợ ngành sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và cá nhân tự kinh doanh.

Mặt khác, chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã gây ra những làn sóng chấn động đến nền kinh tế toàn cầu và gây ảnh hưởng lớn đến triển vọng phát triển của Trung Quốc. Điều này xảy ra ngay sau khi Trung Quốc và Nga gần đây tuyên bố rằng tình bạn của họ "không có giới hạn".

Vào cuối tháng Hai, Ngân hàng ING (Hà Lan) đã dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 0,6 điểm xuống 4,8%, cho rằng tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chậm của nước này không thể bù đắp bằng việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Đầu tuần này, ngân hàng tuyên bố rằng họ sẽ xem xét sửa đổi các dự báo dựa trên căng thẳng địa chính trị.

Ngân hàng Mỹ Morgan Stanley, từ lâu đã rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, ước tính tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc 20 điểm cơ bản xuống còn 5,3%, với lý do cuộc xung đột Ukraine kéo dài.

Nhà kinh tế Trung Quốc Robin Xing của Morgan Stanley cho biết: "Sự sụt giảm này phản ánh tình trạng cung cấp nhà ở chậm chạp; xuất khẩu có khả năng yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và nhu cầu toàn cầu giảm; và giá dầu cao hơn”.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô