Trung Quốc nỗ lực thoát khỏi danh hiệu “thủ đô” sao chép tranh của thế giới

Thứ ba, 18/12/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bỏ hàng chục triệu thu hút nhân tài sáng tạo các tác phẩm mới nhằm xóa bỏ danh hiệu “thủ đô” sao chép trong giới tranh nghệ thuật thế giới, nhưng công cuộc "tẩy trắng" của làng tranh Trung Quốc vẫn còn rất xa vời vì nhiều họa sỹ không chịu "động não".

Nếu bước vào làng Đại Phần thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), bạn có thể sẽ ngỡ ngàng tưởng mình đang đi lạc vào một viện bảo tàng tranh nghệ thuật thế giới nào đó. Đừng nhầm lẫn vì nơi đây còn có một tên gọi khác là "thủ đô" sao chép tranh thế giới, với tuổi đời gần 40 năm.

Báo Công luận
Họa sỹ Ma Chunyan, 32 tuổi. Ảnh: Reuters

Thoạt nhìn bức tranh đang được cầm trên tay của một hoạ sỹ 32 tuổi, Ma Chunyan, bạn có thể sẽ trầm trồ và nghĩ rằng đó là tuyệt tác hội họa "Đêm đầy sao" trị giá hơn 100 triệu USD của họa sỹ Vincent Van Gogh. Nhưng thật ra đó là một bản sao trị giá khoảng 145 USD mà cô Ma chỉ tốn một ngày để hoàn tất và thậm chí chỉ cần nhìn vào ảnh chụp được tải về điện thoại di động.

Cô Ma là một trong 8.000 họa sỹ chuyên sao chép các tác phẩm hội họa phương Tây ở làng tranh sơn dầu Đại Phần, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Từng là ngôi làng nhỏ bé với 300 dân cư và thu nhập dựa chính vào trồng lúa, Đại Phần hiện đã trở thành một trung tâm quốc tế về sao chép tranh chỉ sau vài năm khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào năm 1978. Tại thời kỳ huy hoàng, thị trấn này là xuất phát điểm của 75% tổng số tranh sao chép toàn cầu.

Đại Phần có 1.200 phòng trưng bày và kinh doanh nghệ thuật, tạo công ăn việc làm cho gần 20.000 lao động. Tổng doanh thu của thị trấn từ ngành "công nghiệp" sao chép tranh đạt 4,15 tỷ Nhân dân tệ (601 triệu USD) trong năm 2017.

Báo Công luận
Làng Đại Phần được mệnh danh là "thủ đô" của sao chép tranh toàn cầu. Ảnh: Reuters

 

Tuy nhiên, khi Trung Quốc vừa bước đến cột mốc 40 năm mở cửa kinh tế, Đại Phần cũng bắt đầu nhìn  lại về nguồn thu nhập đầy "béo bở" của mình. Cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến lợi nhuận của việc bán tranh sao chép dần suy yếu. Nhu cầu dùng tranh sao chép của thị trường nước ngoài giảm mạnh và không thể quay lại thời hoàng kim.

Các đơn đặt hàng ở nước ngoài giảm đã thúc đẩy chính quyền địa phương bắt tay vào kế hoạch biến Đại Phần thành nơi sáng tác những tác phẩm hội họa nguyên gốc, chấm dứt cảnh sống dựa vào nghề chép tranh.

Tuy nhiên, thành công vẫn khó nắm bắt vì nhu cầu mua các tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc từ Đại Phần cộng thêm số họa sỹ hứng thú với việc sáng tạo tác phẩm mới đều ở mức thấp.

Để thu hút các nghệ sỹ tài hoa, chính quyền Đại Phần đã đầu tư hơn 14,4 triệu USD để xây một viện bảo tàng nghệ thuật và 268 căn hộ dành riêng cho các họa sỹ. Hiện có khoảng 300 họa sĩ ở Đại Phần tập trung cho việc sáng tạo những tác phẩm hội họa mới.

Tuy nhiên, nhiều họa sỹ tại ngôi làng này không mấy lạc quan về tương lai.

"Những khách hàng lớn biết rõ nơi này từng nổi tiếng về sao chép tranh và là một thị trường cấp thấp. Vì vậy, không nhiều người muốn đến đây để mua tranh gốc”, Chen Jingyang, một họa sỹ chuyên sáng tác tranh sống ở Đại Phần gần 12 năm qua, chia sẻ.

 

Kim Nai (Theo Reuters)

Tin khác

TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5

(CLO) TP Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại các bảo tàng và điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Đời sống văn hóa
Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Bản hùng ca vang mãi'

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” được dàn dựng công phu, hoành tráng, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cùng những câu chuyện lay động cảm xúc khán giả...

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội du lịch biển 'Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca'

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

(CLO) Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa