Trung Quốc phát hiện mỏ kim loại quý hiếm, "được săn lùng hơn vàng”

Thứ tư, 23/02/2022 14:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một mỏ khổng lồ chứa một trong những kim loại “được săn đón nhiều nhất trên thế giới” tại gần đỉnh núi Everest.

Theo South China Morning Post, phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc về mỏ lithium khổng lồ - được đặt tên là Qiongjiagang - ở khu vực gần đỉnh núi cao nhất thế giới Everest. Giới khoa học Trung Quốc thường ca ngợi lithium là một trong những kim loại “được săn đón nhất Trái Đất”, hơn cả vàng.

trung quoc phat hien mo kim loai quy hiem duoc san lung hon vang hinh 1

Mỏ lithium mới được phát hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc gần đỉnh núi Everest được đánh giá khá dễ dàng để khai thác. Ảnh: CAS.

Theo nhóm các nhà nghiên cứu khoa học từ Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS), mỏ Qiongjiagang có thể chứa tới hơn 1 triệu tấn oxit lithium.

Phát hiện quan trọng

Thông tin trên được đưa ra vào đúng thời điểm nhu cầu trên toàn cầu đối với loại tài nguyên này đang tăng vọt, đẩy giá lên mức cao kỷ lục và tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh địa chính trị để giành nguồn tài nguyên chiến lược này.

Hồi đầu tháng 2, giá kim loại lithium giao ngay tại thị trường Trung Quốc đã tăng vọt lên hơn 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 316.000 USD) một tấn, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện chưa rõ tổng giá trị của mỏ quặng lithium mới được phát hiện này là bao nhiêu.

trung quoc phat hien mo kim loai quy hiem duoc san lung hon vang hinh 2

Lithium ngày càng được đánh giá cao vì nó là một thành phần thiết yếu trong sản xuất pin xe điện. Ảnh: Getty.

Đây được dự tính là mỏ lithium lớn thứ ba của Trung Quốc, sau mỏ ở núi Bailong thuộc khu tự trị Tân Cương và mỏ Jiajika ở tỉnh Tứ Xuyên, theo China Science Daily. Tỷ lệ hàm lượng oxit lithium trong mỏ mới được phát hiện cũng đủ cao để đem lại “giá trị công nghiệp”.

Qin Kezhang, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết mỏ pegmatit lithium Qiongjiagang có điều kiện tốt để khai thác. Ông chỉ ra độ nông của mỏ và chất lượng của quặng, đồng thời cho biết việc khai thác sẽ tương đối thuận lợi.

Bên cạnh đó, mỏ quặng mới này nằm ở một vị trí thuận lợi, về mặt địa lý: xa trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên Chomolungma nhưng vẫn có thể tiếp cận được. Chomolungma hay Qomolangma là tiếng Tây Tạng của núi Everest.

Tuy nhiên, nhà khoa học Trung Quốc Kezhang cho biết việc khai thác mỏ lithium vẫn chưa được chỉ định vì vẫn đang trong giai đoạn “tiền nghiên cứu”.

Kim loại quý

Khi các nền kinh tế lớn đều hướng tới chuyển sang sử dụng xe điện trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, lithium - kim loại có màu trắng bạc – ngày càng được coi là “dầu mới” hay “vàng trắng”, vì nó là một thành phần thiết yếu trong sản xuất pin xe điện.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu toàn cầu đối với lithium sẽ tăng hơn 4.000% vào năm 2040 nếu thế giới đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Theo nhà cung cấp tình báo thị trường IHS Markit, hiện 85% sản lượng lithium đến từ Mỹ Latinh và Australia. Đây là hai khu vực sản xuất tới 64% lượng lithium được biết đến trên thế giới, theo Bản tóm tắt về hàng hóa khoáng sản năm 2022 của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ.

Mỏ tài nguyên mới được phát hiện ở Trung Quốc được cho là một loại đá chứa lithium có tên khoa học là spodumene - giống như đá từ Australia. Trong khi đó, trầm tích ở Mỹ Latinh được tìm thấy trong các hồ nước muối trải dài qua biên giới Bolivia, Argentia và Chile - được gọi là Tam giác Lithium.

Là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, các công ty Trung Quốc tinh chế đến 2/3 lượng lithium trên thế giới và thống trị việc sản xuất pin toàn cầu. Sự thống trị đó đã làm dấy lên những lo ngại giữa Mỹ và các đồng minh, những nước đã cam kết giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng của họ vào Trung Quốc.

Trong khi đó, 75% nguồn cung cấp lithium tại Trung Quốc chủ yếu là nhập khẩu. Theo dữ liệu của HIS Markit, hơn 96% spodumene xuất khẩu từ Australia đến Trung Quốc, trong khi ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc mạo hiểm tới Mỹ Latinh đầu tư cho các dự án khai thác kim loại quý hiếm này.

Hương Vũ (Theo: South China Morning Post)

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp