Trung Quốc tạo ra gã khổng lồ đất hiếm lớn nhất thế giới

Thứ ba, 26/10/2021 18:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Peng Huagang, Tổng thư ký Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, cơ quan giám sát các doanh nghiệp nhà nước, cho biết tại một cuộc họp báo trong tuần này rằng chính phủ sẽ “thúc đẩy tái cơ cấu đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới.”

Trung Quốc sẽ tái cơ cấu ba nhà sản xuất đất hiếm để thành lập một công ty nhà nước với gần 70% hạn ngạch sản xuất trong nước đối với các kim loại hiếm thiết yếu để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

trung quoc tao ra ga khong lo dat hiem lon nhat the gioi hinh 1

Một mỏ đất hiếm ở Nội Mông, Trung Quốc. Nước này là nhà sản xuất kim loại hiếm lớn nhất thế giới. Ảnh: Kyodo.

Động thái này nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các nguồn tài nguyên và công nghệ chế biến, cũng như tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với lĩnh vực khai khoáng trước những căng thẳng thương mại kéo dài với Washington.

Bằng cách tái cơ cấu các công ty đất hiếm lớn của đất nước, chính phủ tìm cách mở rộng quyền kiểm soát từ sản xuất đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả xuất khẩu. Động thái này diễn ra khi Mỹ có ý định hợp tác với Úc để tìm cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế cho đất hiếm – một loại khoáng sản quý mà Trung Quốc nắm giữ sản lượng nhiều nhất trên thế giới.

China Minmetals Corporation (CMC), một công ty tài nguyên lớn thuộc sở hữu nhà nước, China Aluminium Corporation, một công ty kim loại màu lớn thuộc sở hữu nhà nước và chính quyền thành phố Ganzhou ở tỉnh Giang Tây, khu vực nổi tiếng với các mỏ đất hiếm, đang “lập kế hoạch theo công ty con niêm yết của CMC.”

Peng Huagang, Tổng thư ký Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, cơ quan giám sát các doanh nghiệp nhà nước, cho biết tại một cuộc họp báo trong tuần này rằng chính phủ sẽ “thúc đẩy tái cơ cấu đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới.”

Mặc dù định nghĩa về “tái cấu trúc” không rõ ràng, nhưng nếu đây là một sự hợp nhất hoàn toàn thì thị phần của công ty mới trong hạn ngạch sản xuất đất hiếm vừa và nặng ở Trung Quốc sẽ là gần 70% của đất hiếm nói chung, bao gồm cả đất hiếm nhẹ, sẽ là gần 40%.

Đất hiếm vừa và nặng, chẳng hạn như dysprosi và terbi, được coi là những nguyên tố cần thiết để sản xuất nam châm hiệu suất cao, được sử dụng trong động cơ và các thành phần khác của xe điện, và được cho là sử dụng trong máy bay không người lái và tên lửa của quân đội Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu đã coi kim loại này là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, vào năm 2019, ông đã nói rằng “đất hiếm là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng”. Một dự thảo luật về đất hiếm đã được đưa ra vào tháng 1 năm nay và đang được thảo luận tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, quốc hội Trung Quốc.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc chiếm 60% sản lượng đất hiếm trên thế giới. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, các điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là Nhật Bản (49% theo giá trị), tiếp theo là Mỹ (15%).

Đối với lãnh đạo Tập Cận Bình, đất hiếm cũng có thể được sử dụng như một con át chủ bài trong các chính sách ngoại giao. Khi Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku vào năm 2010, Bắc Kinh đã ngừng xuất khẩu đất hiếm như một biện pháp để gây sức ép với phía Nhật Bản. Các nhà phân tích cảnh báo, động thái mới nhằm tái cấu trúc ngành công nghiệp đất hiếm có thể ảnh hưởng đến nguồn cung đất hiếm cho Nhật Bản và Mỹ.

Nhu cầu về đất hiếm ngày càng mở rộng do phát triển rộng trên toàn cầu của xe điện. Do bất ổn chính trị ở Myanmar, một nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu khác, giá dysprosi và terbi ở Trung Quốc đã tăng lần lượt khoảng 60% và 90% so với một năm trước. Vào cuối tháng 9, Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng hạn ngạch sản xuất đất hiếm cho năm 2021 lên 20% so với năm trước.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp