Trung Quốc: Thành tựu thoát nghèo và những cách hiểu khác nhau về "chuẩn nghèo"

Chủ nhật, 19/07/2020 16:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã miêu tả cuộc chiến chống lại nghèo đói như là một trong ba cuộc chiến “khó khăn” hay “cấp thiết” nhất, bên cạnh việc giảm thiểu ô nhiễm và rủi ro tài chính.

Thành tựu thoát nghèo của Trung Quốc

Báo Công luận

Bất chấp đại dịch Covid-19, quốc gia này dường như vẫn tự tin về thành tựu trong năm nay.

Vào tháng Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng số hộ nghèo tại nông thôn đã giảm xuống còn 5,51 triệu hộ trong năm 2019. Con số này chỉ chiếm 0,4% trong tổng số dân đông đảo của Trung Quốc.

Ông tuyên bố tình trạng nghèo đói chung toàn khu vực đã cơ bản được loại bỏ. Sự khẳng định này có chút sai lệch với một thống kê khác, được công bố tháng trước bởi Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Vẫn còn khoảng 600 triệu người mà thu nhập hàng tháng [của họ] chỉ vừa đủ 1.000 nhân dân tệ”, ông phát biểu vào cuối kỳ họp thường niên của quốc hội Trung Quốc.

Những cách hiểu khác nhau về chuẩn nghèo của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia cho rằng, chiến thắng chống lại nghèo đói của Trung Quốc đạt được không phải bằng cách nâng cao đời sống người dân, mà do hạ thấp quy định về chuẩn nghèo. Mặc dù vậy, sự hoài nghi này bị bám gót bởi hai sự hiểu lầm.

Đầu tiên là quy kết rằng chuẩn nghèo ở vùng nông thôn Trung Quốc phải tằn tiện một cách hết sức vô lý, thấp hơn mức tiêu chuẩn toàn cầu là 1,9 đô la một ngày.

Thứ hai là niềm tin được khơi gợi bởi những bình luận thiếu chính xác rằng 600 triệu người Trung Quốc sống ở mức 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng hoặc ít hơn thế.

Không một sự khẳng định nào là đúng cả. Khoảng một thập kỷ trước Trung Quốc đặt ra giới hạn chuẩn nghèo ở mức 2.300 nhân dân tệ một năm, hay 6,3 nhân dân tệ một ngày.

Mức chuẩn nghèo được sử dụng phổ biến nhất bởi Ngân hàng Thế giới là 1,9 đô la một ngày. Mà 6,3 nhân dân tệ có giá trị khoảng 0,9 đô la theo tỷ giá hối đoái hiện nay, dường như đương nhiên khi nghĩ rằng mức chuẩn nghèo ở Trung Quốc thấp hơn của Ngân hàng Thế giới.

Một sự so sánh công bằng trước tiên phải lưu ý rằng Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới xác lập mức nghèo tại những năm khác nhau. Giới hạn của Trung Quốc dựa trên giá lưu hành vào năm 2010, của Ngân hàng Thế giới là giá năm 2011.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tìm nhiều giải pháp để giúp đỡ người nghèo. Ảnh: Chinadaily

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tìm nhiều giải pháp để giúp đỡ người nghèo. Ảnh: Chinadaily

Trung Quốc cập nhật giới hạn mỗi năm để phản ánh lạm phát mà người nghèo ở nông thôn phải đối mặt. Ngưỡng của năm 2011 là 2.536 nhân dân tệ, tương ứng với 6,95 nhân dân tệ một ngày.

Đó vẫn là một số tiền còm cõi. Tuy nhiên, do giá cả tại những vùng nông thôn ở Trung Quốc có xu hướng thấp hơn so với tại Mỹ, nên 6.95 nhân dân tệ đủ cân đối chi tiêu hơn so với lượng tiền đô la tương đương tại Mỹ.

Vì vậy, đồng nhân dân tệ nên được chuyển đổi thành đồng đô la nhưng không phải bằng tỷ giá hối đoái thị trường, mà thông qua tỷ lệ sức mua tương đương.

Theo Martin Ravallion thuộc Đại học Georgetown, người đã giúp thiết lập giới hạn của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2011, tỷ lệ này là 3.04 nhân dân tệ trên một đô la.

Do đó, mức chuẩn nghèo ở nông thôn của Trung Quốc tương ứng với khoảng 2.3 đô la một ngày theo ngang giá sức mua đồng đô la năm 2011, đảm bảo cao hơn mức 1.9 đô la toàn cầu.

Thật vậy, thống kê của World Bank về mức nghèo của Trung Quốc còn thấp hơn con số của chính phủ.

Sau những cách hiểu khác nhau gây ra bởi các nhận định của ông Lý, Tổng cục thống kê Quốc Gia Trung Quốc đã cố gắng lý giải nhận định này.

Họ chỉ ra rằng 610 triệu người đang sống trong các hộ gia đình thuộc nhóm 40% có thu nhập thấp nhất, có thu nhập hàng tháng gần 1.000 nhân dân tệ mỗi người.

Nói cách khác, nếu đem thu nhập kết hợp của họ chia đều cho từng người, mỗi người sẽ nhận được xấp xỉ 1.000 nhân dân tệ. Tức là, 3.000 nhân dân tệ cho một gia đình điển hình gồm 3 người.

Nó là cơ sở trong phát biểu của ông Lý. Nhưng nó khác với việc nói rằng tất cả 610 triệu người sống ở mức 1.000 nhân dân tệ hoặc ít hơn thế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường trích dẫn các thống kê có phần hứa hẹn hơn so với nền kinh tế. Tuy nhiên trong tình huống này, bình luận của ông Lý lại không mang lại hiệu quả và dễ bị hiểu nhầm.

Vân Trần

Tin khác

Lính Mỹ bị bắt ở Nga vì tội ăn trộm của bạn gái

Lính Mỹ bị bắt ở Nga vì tội ăn trộm của bạn gái

(CLO) Một người lính Mỹ đến thăm bạn gái ở thành phố cảng Vladivostok của Nga đã bị bắt vì tội ăn trộm của cô ấy và đang bị giam giữ, theo các quan chức Mỹ cho biết.

Thế giới 24h
Israel tuyên bố vẫn tấn công Rafah dù Hamas đã chấp nhận ngừng bắn

Israel tuyên bố vẫn tấn công Rafah dù Hamas đã chấp nhận ngừng bắn

(CLO) Hamas hôm thứ Hai (6/5) cho biết họ đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn ở Gaza, song Israel vẫn yêu cầu người Palestine ở Rafah sơ tán và tiếp tục lên kế hoạch tiến quân vào thành phố đang có hơn 1 triệu người tị nạn này.

Thế giới 24h
Ý thừa nhận phương Tây trừng phạt thất bại, kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga

Ý thừa nhận phương Tây trừng phạt thất bại, kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Ý, Guido Crosetto, hôm thứ Hai cho biết các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga đã thất bại và kêu gọi các bên đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Thế giới 24h
Nga sắp tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật để cảnh báo phương Tây

Nga sắp tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật để cảnh báo phương Tây

(CLO) Nga hôm thứ Hai (6/5) cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc tập trận quân sự bao gồm thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đây là phản ứng của Nga trước những lời đe dọa khiêu khích từ phương Tây.

Thế giới 24h
Indonesia muốn giảm đóng góp trong dự án máy bay chiến đấu với Hàn Quốc

Indonesia muốn giảm đóng góp trong dự án máy bay chiến đấu với Hàn Quốc

(CLO) Indonesia đã đề xuất giảm mạnh khoản đóng góp trong dự án phát triển dòng tiêm kích KF-21 chung với Hàn Quốc. Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, con số mới sẽ chỉ bằng một phần ba số tiền đã thỏa thuận trước đây.

Thế giới 24h