Trung Quốc “trả đũa” phương Tây bằng cách hạn chế xuất khẩu kim loại bán dẫn?

Thứ hai, 22/01/2024 14:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2023, xuất khẩu hai kim loại bán dẫn quan trọng của Trung Quốc đã sụt giảm dưới sức ép kiểm soát của Bắc Kinh đối với các chuyến hàng đến Mỹ và các đồng minh.

Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm này có thể chỉ là bước khởi đầu khi Bắc Kinh tích lũy “vũ khí trả đũa” các biện pháp hạn chế công nghệ của Washington và các đồng minh.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, giá trị xuất khẩu gali cả năm đã giảm 2/3 xuống còn 8,47 triệu USD vào năm 2023 trong khi doanh số bán germanium giảm 8% xuống còn 48,42 triệu USD.

trung quoc tra dua phuong tay bang cach han che xuat khau kim loai ban dan hinh 1

Trung Quốc thống trị việc sản xuất gali và germani trên thế giới được thể hiện trên bảng tuần hoàn trong hình minh họa này. (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc thống trị cả hai thị trường, chiếm hơn 95% sản lượng gali của thế giới và khoảng 60% sản lượng germanium.

Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế đối với việc xuất khẩu nguyên liệu thô và một số hợp chất của chúng vào tháng 8 nhằm đáp trả rõ ràng các hạn chế do Washington dẫn đầu đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến.

Xuất khẩu hai loại nguyên liệu thô của Trung Quốc sang Mỹ đã ngừng từ tháng 7/2023. Nổi bật, số lượng xuất khẩu gali hàng năm sang Mỹ giảm hơn 20% trong cả năm xuống còn 352.710 USD trong khi germani tăng 51% lên 6,98 triệu USD.

Giá trị xuất khẩu hàng năm nhỉnh hơn so với Nhật Bản, nơi xuất khẩu gali giảm gần 3/4 xuống còn 3,68 triệu USD và xuất khẩu germanium giảm khoảng 1/3 xuống còn 3,76 triệu USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu germanium của Trung Quốc sang Nga đã tăng 78% trong năm ngoái lên 10,99 triệu USD. Trung Quốc đã không xuất khẩu gali sang Nga vào năm 2022 nhưng lượng hàng giao vào năm ngoái lên tới 189.480 USD, tương đương hơn một nửa giá trị lô hàng sang Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng khi căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ, Bắc Kinh có thể bổ sung thêm nhiều nguyên liệu quan trọng vào danh sách kiểm soát của mình.

Victor Gao, Phó Chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Đây chỉ là điểm khởi đầu để Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu chính của mình. Mỹ nên chuẩn bị đầy đủ các bước đi tiếp theo từ Trung Quốc”.

Ngoài ra, ông Gao cho biết hoạt động khai thác và chế biến kim loại của Trung Quốc đã đi trước thế giới một hoặc hai thập kỷ và tác động của các biện pháp kiểm soát sẽ được cảm nhận rõ nhất ở những sản phẩm tiên tiến nhất.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, 53% lượng gali nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn 2018-2021 đến từ Trung Quốc. Đức và Nhật Bản mỗi nước đóng góp 13% trong thời gian đó.

Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao phụ trách nghiên cứu chuyên đề châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết tác động chính của các biện pháp kiểm soát là chi phí hơn là tính sẵn có.

Ng cho biết nguyên liệu này không hiếm lắm và hầu hết các công ty sẽ có nguồn cung dự trữ, nhưng họ sẽ cần phải chịu chi phí nhập khẩu cao hơn từ các nước khác. “Việc Nhật Bản và Mỹ cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp hai kim loại này là điều không thể tránh khỏi”, ông nói.

“Trung Quốc biết rõ vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực vật liệu quan trọng, vì việc kiểm soát xuất khẩu là một biện pháp trả đũa rõ ràng đối với các hạn chế về chất bán dẫn do Mỹ dẫn đầu”, ông tiếp tục nhấn mạnh.

Vào tháng 10, Trung Quốc cũng áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu than chì, vật liệu chính được sử dụng trong pin cho xe điện.

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một trong những cặp quan hệ quốc tế quan trọng nhất, góp phần định hình cấu trúc địa an ninh, chính trị, kinh tế toàn cầu, có tác động sâu sắc tới không chỉ hai nước mà còn tới cục diện khu vực, thế giới.

Điệp Nguyễn (Theo SCMP)

Tin khác

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

(NB&CL) Việc tăng nhập khẩu, sau đó tổ chức các phiên đấu thầu sẽ giúp tăng nguồn cung trong nước, từ đó kéo giá vàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhập khẩu, tăng đấu thầu chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu sử dụng giải pháp này lâu dài sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

(CLO) 9h30 sáng nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

Mỹ đe dọa một ngân hàng EU vẫn hoạt động ở Nga

(CLO) Reuters đưa tin hôm thứ Tư (15/5), kho bạc Mỹ đã đe dọa hạn chế quyền truy cập của Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) vào hệ thống tài chính nước này vì tổ chức được cho là vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp