Trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2019: Hoang mang và hoài nghi

Thứ năm, 16/05/2019 09:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa cho biết, Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 sẽ “nhẹ nhàng, không gây áp lực”, nội dung đề thi nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12, bám sát đề thi tham khảo… Tuy nhiên, sau hàng loạt những bất cập đã và đang xảy ra nhức nhối, không ai không khỏi hoang mang.

Hứa sẽ… "thực hiện nghiêm túc"

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2019 với đại diện 63 tỉnh, thành vừa được tổ chức sáng 14/5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Kỳ thi này là hoạt động chuyên môn nhưng có tính nhạy cảm rất cao; Cần có sự phối hợp giữa ban chỉ đạo thi cấp trung ương và địa phương; Công tác chuẩn bị không được chủ quan bởi một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới toàn quốc;…

Từ đó, ông Nhạ đề nghị các địa phương chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực để làm trưởng điểm thi và cán bộ coi thi. Việc chấm thi sẽ nghiêm túc, có camera giám sát, công tác thanh kiểm tra phải thường xuyên, chú trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, kể cả đảm bảo tinh thần cho thí sinh,…

Về đề thi THPT Quốc gia năm nay, Bộ trưởng Nhạ cho biết, nội dung nằm chủ yếu chương trình lớp 12, bám sát đề thi tham khảo. Mục đích của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá năng lực người học sau 12 năm, nhưng sẽ “nhẹ nhàng, không gây áp lực”.

Cách thi tốt nghiệp, lựa chọn, thay đổi nguyện vọng như hiện nay đẩy người học vào cuộc chơi

Cách thi tốt nghiệp, lựa chọn, thay đổi nguyện vọng như hiện nay đẩy người học vào cuộc chơi "may rủi"... (Ảnh minh họa) - nguồn: TNO.

Loay hoay cải tiến, cải… lùi

Trước đó, vào ngày 23/4, nhóm nghiên cứu của Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục công bố kết quả nghiên cứu và đề xuất mới về kỳ thi THPT. PGS.TS Nguyễn Phương Nga (chủ trì việc nghiên cứu) cho biết đây là đề tài nghiên cứu được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt quan tâm, là cơ sở để tiến tới việc đổi mới đánh giá ở phổ thông sau khi triển khai chương trình giáo dục mới.

Theo nhóm nghiên cứu, tính từ năm 1975 đã có 7 lần đổi mới. Nhưng dù thay đổi nhiều, nhất là trong hơn một thập kỷ qua, có một điểm chưa thay đổi được đó là áp lực căng thẳng, đòi hỏi sự huy động cùng lúc nhiều lực lượng phục vụ,… nhưng chưa đảm bảo loại bỏ được yếu tố tiêu cực can thiệp vào kết quả thi.

Nhận xét về cuộc thi, nhiều nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo cho rằng, cách thi hiện nay của ta vẫn không tác động ngược lại được việc dạy học ở phổ thông và không có thước đo đánh giá đúng năng lực học sinh. Bằng chứng là những người thành công trong xã hội nhiều khi không phải người có điểm số giỏi. Từ đó, có những ý kiến nên bỏ thi tốt nghiệp THPT, bởi khi mà kỳ thi kết quả đỗ tới 99% thì cần gì tổ chức cho mệt mỏi, lãng phí?

Trước các ý kiến bỏ hay giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Nguyễn Phương Nga cho rằng, với 12 năm giáo dục phổ thông mà không có được một kỳ đánh giá năng lực trên toàn quốc đúng nghĩa là một khiếm khuyết, thiếu cơ sở thực tiễn để đánh giá chất lượng giáo dục chung và chất lượng giáo dục các vùng miền khác nhau làm căn cứ để xây dựng, điều chỉnh chính sách.

Bộ GD&ĐT cũng đang lấy lý do “làm căn cứ để xây dựng, điều chỉnh chính sách” để thành “Ban Giám hiệu của mọi trường học”. Cũng có nghĩa việc giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn còn rất chênh vênh. Giữ để kỳ thi là thước đo đánh giá đúng năng lực học sinh, để chỉ 70 - 75% thí sinh thi đỗ chứ không phải 99 - 100% hiện nay,… thực sự vượt ngoài khả năng của ngành giáo dục.

Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 đã được ấn định vào 24, 25, 26 và 27/6/2019. Và lúc này, hàng triệu học sinh và phụ huynh vẫn loay hoay với ôn thi, đi thi và “chơi xổ số” với các nguyện vọng sau bao cuộc cải tiến tới lui. 

Vẫn “nửa dơi nửa chuột”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, mục đích chính của kỳ thi THPT Quốc gia là xét tốt nghiệp, và đề nghị không nên hiểu thuần túy là kỳ thi “2 trong 1” để ép học sinh thi lấy kết quả xét tuyển Đại học.

Tuy nhiên, thực tế thi tốt nghiệp THPT Quốc gia hiện nay chính là “2 trong 1”, vừa để cấp bằng tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Và như GS. Nguyễn Minh Thuyết đã dự báo: Gộp 2 kỳ thi sẽ tạo nên tình trạng “nửa dơi nửa chuột”. Bởi khi Bộ GD&ĐT ra đề dễ, điểm 10 ngập tràn, phá sản mục tiêu phân hóa. Bộ rút kinh nghiệm và ra đề khó thì điểm 0 la liệt.

Vụ sửa điểm chấn động năm 2018 vừa qua là một u nhọt “bị lộ”, đã phần nào cho thấy sự “phá sản” các mục tiêu phân hóa học sinh, đánh giá chất lượng giáo dục chung và chất lượng giáo dục các vùng miền,… mà việc gộp 2 kỳ thi vào 1 đề ra.

Từ đó, đã có ý kiến cho rằng Bộ nên trao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho địa phương, giao kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng cho nhà trường (tùy chọn thi tuyển hay xét tuyển). Khi các trường Đại học - Cao đẳng được tự quyết, chuyện dạy và học ở cấp học dưới phải thay đổi, hướng vào thực tiễn.

An Nhiên

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục