Trương Anh Ngọc - nhà báo, cổ động viên và người lữ hành

Thứ năm, 01/12/2022 09:26 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mọi người thường nhắc đến nhà báo Trương Anh Ngọc với tư cách là một bình luận viên bóng đá. Song anh lại không nghĩ mình như vậy, anh thấy mình là một người lữ hành. Với anh, nếu coi một tháng đến với Qatar chỉ để tác nghiệp về World Cup là một sai lầm…

Sự kiện: nhà báo

Mỗi ngày là một cuộc chạy Marathon

World Cup 2022 là kỳ World Cup thứ tư liên tiếp nhà báo Trương Anh Ngọc trực tiếp có mặt ở nước đăng cai để tác nghiệp. World Cup 2022 là một giải đấu đặc biệt, vì nó diễn ra ở quốc gia nhỏ nhất từng đăng cai World Cup và là quốc gia Arab thuộc vùng Vịnh đầu tiên làm việc đó. Những tưởng ở quốc gia nhỏ bé này việc đi lại tác nghiệp sẽ rất dễ dàng và khoảng thời gian tổ chức vào mùa đông, thời tiết sẽ mát mẻ, nhưng không - mọi thứ không dừng lại ở đó.

truong anh ngoc  nha bao co dong vien va nguoi lu hanh hinh 1

Trương Anh Ngọc là một trong số ít những đồng nghiệp đã đi tác nghiệp nhiều nơi một cách rất chuyên nghiệp, đi quanh năm. Để tác nghiệp ở một giải đấu như thế này anh đã chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng về tất cả mọi thứ, trong đó quan trọng nhất là thể lực. Anh luyện tập sức bền trước cả năm để có thể hoà nhập, lăn lộn vào bất cứ địa hình nào, thời tiết nào để có tin, có bài, có ảnh, có hình đáp ứng được nhu cầu tại quê nhà. Mỗi sáng sớm khi thức dậy, Trương Anh Ngọc đã cảm nhận rất rõ hơi nóng, nhiệt độ ở đây vào khoảng 30 độ C nhưng độ ẩm lên tới 98%, nếu đi ban ngày người sẽ có cảm giác như bị bốc hơi. Đến tối thì rất lạnh vì là đất nước trên sa mạc, vào sân phải mặc áo khoác to nhưng vẫn lạnh. Phải mất đến 1 tuần, mặc dù là người chịu nhiệt rất giỏi, anh mới làm quen được với thời tiết này.

Ở những giải đấu trước, nhà báo Anh Ngọc thường tập trung tìm tòi, ghi chép ở cuộc sống bên ngoài nhưng với giải đấu này - lần đầu tiên anh vào sân nhiều đến thế. Anh muốn xem trực tiếp các cầu thủ thi đấu, muốn gần gũi với các cổ động viên nhiều hơn. Trong sân vận động, anh quan sát rất kỹ những động thái của cổ động viên, những tiếng hô, những tiếng hát, những làn sóng người. “Tôi cố gắng vào sân càng nhiều càng tốt để có những tin tức, những bài viết đậm chất thể thao, đậm hơi thở của World Cup”, Trương Anh Ngọc chia sẻ.

Mỗi một ngày ở Qatar với nhà báo Trương Anh Ngọc là một cuộc chạy Marathon vì công việc. Có những ngày anh chỉ ngủ tổng cộng có 3 tiếng, gục xuống bàn ngủ, tranh thủ ra salon ngủ. Trương Anh Ngọc kể, có hôm anh dậy từ 6 giờ sáng để viết bài, 8 giờ có mặt ở Trung tâm báo chí World Cup viết bài tiếp, rồi ghi hình cho truyền hình, sau đó tiếp tục viết và sưu tập tư liệu. Chiều đi bộ ra sân Education City ở ngay gần đó xem Hàn Quốc đá với Ghana, để ngay sau trận lại viết bài, viết xong chạy vội về Trung tâm báo chí ăn nhẹ rồi lái xe hơn 20km đến sân Lusail cho trận Bồ Đào Nha - Uruguay. Xe để xa, nên đi bộ mấy cây mới đến được sân, xong trận là ghi hình cuộc ăn mừng các cổ động viên Bồ Đào Nha cũng như phỏng vấn họ. Khi về nhà đã 1 rưỡi sáng và khi biên tập xong, gửi hình về nhà thì đã 2 rưỡi sáng ở Qatar. 8 rưỡi sáng đã lại có mặt ở Trung tâm báo chí để làm việc tiếp.

Đối với nhà báo Trương Anh Ngọc đó mới là công việc, là đam mê, là chiến đấu.

World Cup không chỉ là bóng đá

World Cup năm 2010 là lần đầu tiên Trương Anh Ngọc tác nghiệp, tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng kỳ World Cup ấy đã để lại cho anh rất nhiều kinh nghiệm. Một trong những điều đã hình thành nên phong cách riêng biệt của Trương Anh Ngọc chính là tác nghiệp không chỉ là đưa tin tức đơn thuần, mà còn phải có những bài viết sâu sắc, không chỉ là thời sự mà còn phải có những giá trị lâu dài. Với anh, World Cup không chỉ là bóng đá, ở đó còn là con người, cuộc sống, là văn hoá, lịch sử.

Trước khi sang Qatar, Trương Anh Ngọc ngã và bị thương ở chân, gặp khó khăn trong việc đi lại. Đến Qatar vào 1h sáng nhưng bị nhầm địa chỉ, anh phải tập tễnh kéo vali trên đường. Rất may có một người dân địa phương giúp đỡ cho vali lên ô-tô và giúp anh tìm nhà. Khi Anh Ngọc cảm ơn, họ nói: “Không có gì, chúng ta là bạn”. Anh Ngọc đã rất xúc động về lòng tốt của người dân ở đây.

Trong thời gian tác nghiệp tại Qatar, FIFA sắp xếp xe chở các phóng viên, nhà báo ra sân vân động. Nhưng Trương Anh Ngọc đã tự thuê một chiếc xe để chủ động trong công việc. Anh đi mọi nơi, vào từng con phố, gặp nhiều người, làm bạn với họ, hiểu họ và viết về họ. “Khi mà hàng triệu người hướng đến sân cỏ thì tôi không quên xem những người đang xem bóng đá, và tôi xem cuộc sống của họ, con người, văn hóa, thậm chí tôi hỏi họ là World Cup tổ chức ở nước bạn, bạn có vui không? Bạn có thích World Cup không? Những chuyến đi như vậy tôi thực sự nhúng sâu mình vào cuộc sống của họ” – nhà báo Trương Anh Ngọc bày tỏ.

truong anh ngoc  nha bao co dong vien va nguoi lu hanh hinh 2

Nhà báo Trương Anh Ngọc gặp những tình nguyện viên nhập cư được thuê để phục vụ World Cup ở ngoài đường, ở trung tâm báo chí, anh đã nói chuyện với họ để biết thêm về những câu chuyện bên cạnh trái bóng lăn. Họ là một trong số những người phục vụ ở hơn 30 vai trò khác nhau trong 45 khu vực làm việc liên quan đến World Cup. Một chương trình rộng lớn và đầy tham vọng được Qatar và FIFA tổ chức từ hồi giữa tháng 5 và đã thu hút hàng vạn thanh niên tuổi từ 18 trở lên. Có những người trẻ đã và đang sinh sống học tập ở đây, có những người từ nơi khác bay tới Qatar. Họ là những người mặc áo phản quang buổi tối đứng ở các giao lộ cắt vào các khu vực chắc chắn sẽ tập trung đông người hâm mộ như Corniche, khu bờ biển nổi tiếng của Doha, hay khu cổ động viên Fan Festival ở công viên Al Bidda, chỉ để quan sát xem có xe ô-tô nào đi tới hay không thì sẽ giúp cho người đi bộ đi qua. Có những người phục vụ ở các bãi xe, các hành lang sân vận động, các lối đi của các sân bóng, trong các trung tâm báo chí của World Cup.

Nhà báo Trương Anh Ngọc chia sẻ: “Tất cả đều còn rất trẻ, vui vẻ và thân thiện, luôn nở nụ cười và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai cần. World Cup trở thành một cơ hội để họ tiếp xúc với mọi người, sống với không khí sôi động của giải bóng lớn nhất hành tinh. Những tình nguyện viên, không ít trong số đó đến đây với biết bao hy vọng đổi đời, nhiều bạn trẻ nói rằng “Tôi muốn ở lại đây””.

Với nhà báo Trương Anh Ngọc, đến Qatar không chỉ để làm về bóng đá, một tháng ở đây phải là một tháng tuyệt vời nhất trong năm của anh. Hình ảnh về con người, về đất nước này sẽ in dấu trong những cuốn sách của anh… Anh cảm nhận và ghi nhận tất cả những thứ đó. Với anh điều đó rất tuyệt vời.

Hoài Giang

Bình Luận

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo