TS. Nguyễn Đình Cung: "Vùng kinh tế trọng điểm, giờ chỉ danh từ"

Thứ tư, 14/04/2021 11:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS. Nguyễn Đình Cung, để tận thu ngân sách cho địa phương, nhiều tỉnh còn “tung chiêu” để cản trở, ngăn chặn nhà đầu tư tìm đến với các địa phương khác trong vùng,...

Các vùng kinh tế trọng điểm thiếu sự liên kết

Ngày 11/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, về các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong nước. Đồng thời, Chính phủ cũng vừa ban hành một số chính sách mới, như Nghị quyết 01, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, nhằm thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) bứt phá.

Các vùng kinh tế trọng điểm thiếu sự liên kết.

Các vùng kinh tế trọng điểm thiếu sự liên kết.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ 2016-2021 đánh giá: Các chính sách được Chính phủ ban hành là điều cần thiết trong giai đoạn hiện tại.

Giải thích rõ hơn về nhận định này, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết: Các vùng KTTĐ hiện có 2 bất cập chính.

Thứ nhất, các vùng KTTĐ không có tính kết nối giữa vùng này với vùng khác. Ngay cả bên trong vùng KTTĐ, các địa phương cũng thiếu sự liên kết, các địa phương đang có xu hướng phát triển theo chủ nghĩa cá nhân “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”.

“Trong một vùng KTTĐ, các địa phương đang có một cuộc chiến ngầm trong phát triển kinh tế và thu hút dòng vốn mới. Thậm chí, để tận thu ngân sách cho địa phương, nhiều tỉnh còn “tung chiêu” để cản trở, ngăn chặn nhà đầu tư tìm đến với các địa phương khác trong vùng”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận định.

Theo TS. Cung, đáng lẽ, theo quy hoạch vùng KTTĐ, mỗi địa phương sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, các tỉnh đua nhau xây dựng đường xá, cầu cống, cảng hàng không, cảng biển để tự tạo một vòng phát triển kinh tế khép kín trong nội tỉnh, không chia sẻ lợi ích cho các địa phương khác.

“Ví dụ, trong vùng KTTĐ Nam Bộ, Tây Ninh đang muốn xây dựng đường cao tốc kết nối TP.HCM - Tây Ninh, nhằm thúc đẩy kinh tế Tây Ninh phát triển. Tuy nhiên, TP.HCM lại không quan tâm tới vấn đề này, khiến tuyến đường không thể thực hiện được”, TS. Cung nói.

Thứ hai, cũng vì các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế theo chủ nghĩa cá nhân, nên sinh ra hiện tượng mất cân bằng kinh tế - xã hội trong vùng. 

“Quay trở lại ví dụ Tây Ninh và TP.HCM. Là địa phương “đầu tàu” kinh tế của cả nước, mỗi ngày, TP.HCM phải xử lý hàng ngàn hồ sơ đăng ký kinh doanh. Trong khi, Tây Ninh mỗi ngày chỉ có vài hồ sơ. Vậy, tội gì TP.HCM phải làm đường để chia sẻ lợi ích cho Tây Ninh. Chính vì tâm lý này, đã khiến sự phát triển của vùng KTTĐ thiếu cân bằng”, TS. Cung nhận xét.

Chính phủ phải là trọng tài

Chính vì xu hướng phát triển theo chủ nghĩa cá nhân, nên TS. Nguyễn Đình Cung kiến nghị, Chính phủ sẽ phải là trọng tài, giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của các vùng KTTĐ, thay vì ủy quyền cho một cơ quan dưới cấp.

“Trước đây, Chính phủ cũng đã thành lập hội đồng phát triển vùng, ban chỉ đạo phát triển vùng. Tuy nhiên, cơ quan hoạt động không hiệu quả, không mang lại nhiều lợi ích và cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tỉnh nào lo việc tỉnh đó, không có mục tiêu chung, không có động lực vì mục tiêu chung. Vì thế, các cơ quan của vùng dù có ký kết hàng trăm văn bản, hàng trăm thỏa thuận, thì ký xong cũng để đó”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thẳng thắn nhận xét.

Các tuyến đường mới sẽ

Các tuyến đường mới sẽ "phá băng" cho mối quan hệ giữa các địa phương, trong vùng kinh tế.

Bàn về giải pháp nhằm tăng tính liên kết vùng, TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra 2 luận điểm. Thứ nhất, trong nhiệm kỳ mới, Chính phủ vừa phải “chủ chi” vừa phải “chủ trì”, phối hợp các tỉnh cùng làm các dự án hạ tầng giao thông nhẳm đẩy mạnh sự kết nối các tỉnh/thành phố với nhau. 

Trong đó, nhiệm kỳ mới phải hoàn thành các tuyến đường kết nối các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM với các địa phương lân cận. Về kinh phí xây dựng, Chính phủ có thể phân chia đồng đều giữa các địa phương, phần nào còn thiếu, Chính phủ sẽ hỗ trợ thêm.

Thứ hai, với chủ nghĩa cá nhân như hiện nay, Chính phủ nên thành lập chính quyền vùng, thay vì hội đồng vùng. Phân cấp chính quyền vùng sẽ có quyền lực cao hơn tỉnh, nhưng thấp hơn trung ương. 

“Tuy nhiên, để làm được điều này, Chính phủ phải tự rót vốn và chủ động tổ chức thực hiện, không nên để các tỉnh tự bàn bạc, thống nhất với nhau. Hoặc ủy quyền cho cơ quan trung gian như hội đồng vùng”, TS. Cung nói thêm.

Từ những năm 1997-1998 Chính phủ đã quyết định thành lập 3 vùng kinh tế trọng điểm để từng vùng, từng tỉnh trong vùng phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng.

Đến nay cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm, bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2019, cả 4 vùng KTTĐ đóng góp 72,95% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế.

Việt Vũ

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản