Từ bến sông Nhùng - cái nhìn sâu sắc và toàn diện về nghề báo

Thứ sáu, 15/03/2019 18:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Từ bên sông Nhùng là tâm sự từ đáy lòng của tôi trước đời sống báo chí, trước đời sống xã hội. Tôi tự nhủ nhà báo lấy cái tâm, sự nhân văn, trách nhiệm đối với xã hội để viết, và hoàn thành tác phẩm”" - nhà báo Phạm Quốc Toàn - nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong không khí hân hoan của ngày Hội Báo toàn quốc 2019, nhà báo Phạm Quốc Toàn đã tổ chức lễ ra mắt cuốn tiểu thuyết Từ bến sông Nhùng. Khác với các tập sách trước (phần lớn là ký, du ký, bút ký chân dung nhân vật, tiểu phẩm, tiểu luận, kỷ niệm, suy ngẫm về nghề nghiệp), tập sách mới Từ bến sông Nhùng dày gần 400 trang của Phạm Quốc Toàn là tiểu thuyết - một thể loại văn chương mà bạn đọc chưa gặp đối với cây viết bình luận thời sự sắc sảo, cây bút phóng sự, bút ký và một tổng biên tập vững vàng, không kém phần sắc sảo.

Nhà báo Phan Quốc Toàn tâm sự về buổi ra mắt sách

Nhà báo Phan Quốc Toàn tâm sự về buổi ra mắt sách "Từ bến sông Nhùng"

Phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhà báo Phạm Quốc Toàn, Nhà báo Mai Đức Lộc, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: “Đề tài nhà báo và người làm báo gần như là thế mạnh vốn có của Phạm Quốc Toàn mấy chục năm nay. Bằng sự trải nghiệm, va đập của cuộc sống, Phạm Quốc Toàn có cái nhìn như một khá đa dạng, nhuần nhuyễn cả về lý luận và thực tiễn về nghề báo - một lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến tất cả mọi người, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Nhà báo Mai Đức Lộc chia sẻ niềm vui với nhà báo Phan Quốc Toàn

Nhà báo Mai Đức Lộc chia sẻ niềm vui với nhà báo Phan Quốc Toàn

Từ cuộc đời thật của nhà báo Phan Hoàng, nhân vật chính trong tiểu thuyết là câu chuyện dài về một con người mà số phận mà cuộ đời gắn liền với số phận của đất nước và dân tộc; với sự hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Được sống và làm việc với nguyên mẫu, Phạm Quốc Toàn đã sử dụng tối đa thế mạnh, sở trường báo chí và cảm xúc văn chương của ông để khắc họa nhân vật Phan Hoàng vừa thực vừa hư; vừa có cái chung lại vừa có nét riêng độc đáo.

Cuốn sách

Cuốn sách "Từ bến sông Nhùng"

Qua 9 chương, nhà báo Phạm Quốc Toàn khéo léo khắc họa chân dung ký giả, chính khách Phan Hoàng - một thanh niên trí thức, ra đi từ bến sông Nhùng để trở thành một nhà báo, nhà  văn, dịch giả, học giả, nhà văn hóa - nhà kiến trúc và hoạt động xã hội. Đó chính là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình của một thời sơ khai, gian nan, trứng nước của nền báo chí cách mạng Việt Nam. 

Bên cạnh khắc họa một nhà báo Phan Hoàng chỉn chu, mực thước, kiên định, làm báo với cái tâm trong sáng, với mục đích vì nước, vì dân, trong Từ bến sông Nhùng, nhà báo Phạm Quốc Toàn đã mô tả một cách sâu đậm tính cách của một số người mượn danh nhà báo để vụ lợi, xa rời tôn chỉ mục đích và quy định của những người làm báo.

Quang cảnh Lễ ra mắt

Quang cảnh Lễ ra mắt

Thông qua nhân vật Phan Hoàng trong tiểu thuyết, nhà báo Phạm Quốc Toàn còn đưa ra thông điệp mang tính thời sự nóng hổi, những quan niệm về nghề báo, nghề văn; từ báo in đến báo nói, báo mạng; từ đạo đức nghề nghiệp đến đến những  hình ảnh sinh động về nghề báo - một nghề đang được coi là thời thượng đối với không ít người, thu hút nhiều đối tượng xã hội. Cũng qua nhân vật Phan Hoàng, nhà báo Phạm Quốc Toàn gửi đến người làm báo và thế hệ tương lai một thông điệp, rằng nghề nghiệp nào cũng cần có sự đắm say và cái tâm; nhưng dường như đó là điều kiện tiên quyết đối với nghề báo.

Rất xúc động trước tình cảm của đồng nghiệp và công chúng khi đến chia sẻ niềm vui với nhà báo Phạm Quốc Toàn tâm sự: “Từ bến sông Nhùng thuộc loại tiểu thuyết “sự kiện”, tiểu thuyết “lịch sử” - không thể thoát ra ngoài dòng chảy thời cuộc đương đại”. Tôi mượn lời của nhân vật chính trong tác phẩm - nhà báo Phan Hoàng, để gửi một thông điệp với những người làm báo: “Không nên cầu toàn và cũng không thể cầu toàn!. Từ bến sông Nhùng cũng là sự tri ân của tôi với những nhà báo đã nhiều hy sinh, đóng góp thầm lặng của các nhà báo trong dòng chảy của dân tộc. Từ bên sông Nhùng là tâm sự từ đáy lòng của tôi trước đời sống báo chí, trước đời sống xã hội. Tôi tự nhủ nhà báo lấy cái tâm, sự nhân văn, trách nhiệm đối với xã hội để viết, và hoàn thành tác phẩm”. 

Ngọc Hà

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội