Tự chủ đại học là xu thế phải làm kiên trì, kiên định

Thứ sáu, 20/07/2018 10:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cho đại học (ĐH) tự chủ phải đi đôi với cơ chế đặt hàng để ngân sách nhà nước không bị cắt giảm, tạo nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo và đặc biệt là nghiên cứu khoa học.

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu không được giảm chi ngân sách nhà nước đối với đại học tự chủ. Ảnh:Đình Nam 

Sáng 18/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với lãnh đạo các bộ ngành, cơ sở giáo dục ĐH về dự thảo nghị định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Nhiều ĐH tự chủ bị cắt ngân sách

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định tự chủ ĐH là xu thế phải làm kiên trì, kiên định. Việc thí điểm tự chủ đối với 24 trường ĐH qua 3 năm đã tháo gỡ nhiều vướng mắc về quản lý nhà nước, quản lý của bộ chủ quản, hoạt động của các trường đã tốt lên.

Nhưng việc thực hiện các cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng còn rất chậm. Hầu hết các trường ĐH tự chủ bị cắt giảm ngân sách nhà nước. Nên dù các trường vẫn duy trì được hoạt động, thậm chí tốt hơn nhưng chưa đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là nghiên cứu khoa học.

“Nhiều người hiểu tự chủ ĐH là không còn ngân sách nhà nước đầu tư mà trường phải tự túc về kinh phí. Đó là quan điểm sai lầm. Các bộ cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi suốt 3 năm qua không xây dựng được cơ chế đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học cho trường ĐH tự chủ”, Phó Thủ tướng nói.

Theo dự thảo nghị định, ngân sách nhà nước được sử dụng để đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên khi đi vào thảo luận cụ thể liên quan đến việc xác định danh mục, định mức, số lượng đào tạo, đơn vị đặt hàng… các ý kiến đều cho rằng nếu nghị định ban hành như nội dung dự thảo thì không thực hiện được.

Là một trong những cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên thực hiện tự chủ, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết sau khi tự chủ, nguồn thu từ học phí của nhà trường được tăng theo lộ trình nhưng nguồn từ ngân sách nhà nước đã giảm trong khi không có đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, đơn vị này đã chủ động xây dựng đề án thí điểm đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với giao kinh phí. Nhưng khi so sánh với dự thảo nghị định, thì đề án của Học viện Nông nghiệp Việt Nam không thể thực hiện được.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh thì nhận xét quy trình xây dựng, phê duyệt định mức, đơn giá kỹ thuật cho từng ngành đào tạo ĐH rất phức tạp và sẽ phải mất nhiều thời gian xem xét, phê duyệt.

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho rằng dự thảo nghị định đã “bỏ quên” hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo trong trường ĐH.

“Chúng ta cần phân định rõ đặt hàng đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể, vốn có quy trình thực hiện tương đối chặt chẽ, bài bản lâu nay với đặt hàng nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo. Trong dự thảo nghị định hoàn toàn chưa đề cập đến lĩnh vực này. Kinh nghiệm của các nước thường cấp riêng một khoản ngân sách trung hạn dành cho nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo trong trường ĐH, sau đó đánh giá hiệu quả khi kết thúc chu kỳ”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

GS.TS Nguyễn Thị Lan làm rõ thêm nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo được dùng để duy trì hoạt động của các phòng thí nghiệm, nghiên cứu trong trường ĐH khi không có đặt hàng nghiên cứu đề tài khoa học cụ thể.

Bản thân ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) thừa nhận vấn đề quan trọng nhất khi thực hiện nghị định là phải xác định được số lượng đặt hàng và định mức, đơn giá đào tạo. Nếu nghị định được ban hành như dự thảo thì các bộ chuyên ngành sẽ phải mất vài ba năm để ban hành danh mục, phê duyệt định mức kỹ thuật… Trong thời gian đó, các trường ĐH tự chủ tiếp tục bị cắt giảm ngân sách nhà nước vì không được đặt hàng, hay giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Thảo luận trong cuộc họp, các biểu đã thống nhất kiến nghị với cơ quan soạn thảo để tiếp thu về thẩm quyền ban hành danh mục ngành học đặt hàng đào tạo, đơn vị đặt hàng, cách thức xác định số lượng, định mức đơn giá kỹ thuật,  nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo… Đáng chú ý là kiến nghị cần nghiên cứu điều khoản chuyển tiếp, quy định trong thời gian các bộ ngành hoàn thiện các yêu cầu về danh mục ngành, định mức kỹ thuật, số lượng đặt hàng đào tạo… để có thể thực hiện được nghị định thì các trường ĐH tự chủ vẫn được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Báo Công luận
Các đại biểu tham dự buổi họp. Ảnh: Đình Nam 

Không được giảm tổng chi ngân sách cho ĐH

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến để điều chỉnh lại dự thảo nghị định theo đúng tinh thần “ĐH không phải là một cấp của phổ thông mà quan trọng của ĐH là sáng tạo ra tri thức. Cho ĐH tự chủ nhưng không được cắt ngân sách nhà nước”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh không có trường ĐH nào trên thế giới lấy học phí để lo hoạt động và nghiên cứu khoa học. Đóng học phí cần tính đúng, tính đủ để tăng nguồn thu cho trường ĐH từ những học sinh có điều kiện, đồng thời có quỹ học bổng, kết hợp với đặt hàng từ ngân sách nhà nước để bảo đảm người có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể tiếp cận giáo dục ĐH. Không được lấy nguồn thu từ tăng học phí để chi cho nghiên cứu khoa học, để bù cho phần ngân sách nhà nước bị cắt giảm.

Cùng với đó, ngân sách nhà nước phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học trong trường ĐH, nhất là đối với những trường ĐH quan trọng. Nhiều nước như Đức, Pháp, kinh phí nhà nước vẫn hỗ trợ 70-80% thậm chí 90% cho hoạt động này.

“Tới đây Chính phủ ban hành nghị định về tự chủ ĐH mà nếu không làm tốt nghị định về giao nhiệm vụ, đặt hàng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó ĐH, sẽ rất nguy hại cho nền giáo dục ĐH”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị thống nhất quan điểm tự chủ ĐH không có nghĩa là cắt ngân sách chi thường xuyên mà thay đổi nhận thức trước đây cào bằng thì hiện nay sau thời gian đánh giá, trường nào làm tốt hơn sẽ nhận nhiều hơn. Tổng chi ngân sách cho giáo dục ĐH không được giảm.

“Chúng ta cho các trường tự chủ về học thuật, tổ chức bộ máy, tài chính, tăng khả năng huy động các nguồn tài chính khác, nhưng nguồn từ ngân sách nhà nước không được cắt giảm. Mục đích hiện nay là đổi mới ĐH sao cho phát huy được sự sáng tạo, tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH.

Không thể lấy ngân sách dành cho giáo dục để làm việc khác, không được lấy ngân sách tiết kiệm từ tự chủ ĐH đưa xuống giáo dục phổ thông bởi ĐH vẫn rất thiếu ngân sách. Vì thế phải hoàn thành sớm nghị định đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các trường ĐH tự chủ này cho đồng bộ với nghị định tự chủ ĐH”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

PV

Tin mới

Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

(CLO) Hôm 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức dự lễ ra mắt một tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị Zircon, loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Úc kêu gọi tổng tuyển cử vào ngày 3/5

Thủ tướng Úc kêu gọi tổng tuyển cử vào ngày 3/5

(CLO) Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày thứ Sáu (22/3) tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 3/5.

Thế giới 24h
Công nghệ AR và AI: Tương lai của trải nghiệm lái xe

Công nghệ AR và AI: Tương lai của trải nghiệm lái xe

(CLO) AI và AR không chỉ giúp lái xe an toàn hơn mà còn định hình giao thông đô thị, như tại Ấn Độ, AI đã quét cao tốc theo thời gian thực, cảnh báo nguy hiểm tức thì.

Xe
Công ty Cổ phần Vân Đức không thực hiện chuyển đổi sản xuất, vẫn 'ngang nhiên' hoạt động trái chủ trương đầu tư?

Công ty Cổ phần Vân Đức không thực hiện chuyển đổi sản xuất, vẫn 'ngang nhiên' hoạt động trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.

Điều tra
Nga xem xét khôi phục cung cấp khí đốt Nord Stream cho châu Âu

Nga xem xét khôi phục cung cấp khí đốt Nord Stream cho châu Âu

(CLO) Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng hoảng khí đốt khi dự trữ giảm xuống 35%, trong khi Nga để ngỏ khả năng khôi phục Nord Stream.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thí sinh, nhà trường xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới

Thí sinh, nhà trường xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Với 8 điểm mới, quy chế có nhiều tác động đến công tác tuyển sinh. Nhà trường, thí sinh đang phải xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới.

Rubik 360
Tìm đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại gói thầu 128 tỷ đồng

Tìm đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm cho cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại gói thầu 128 tỷ đồng

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa tiến hành mời thầu cho gói thầu số 21, thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, một thành phần của hệ thống cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Dự án - Đầu tư
Hà Nam: Hai nhà thầu cạnh tranh gói 180 tỷ xây dựng tuyến đường tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21

Hà Nam: Hai nhà thầu cạnh tranh gói 180 tỷ xây dựng tuyến đường tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21

(CLO) Sau giao đoạn thông báo mời thầu, gói thầu số 17 thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường 68m tiếp giáp TP Phủ Lý đến Quốc lộ 21, địa bàn huyện Thanh Liêm" đã thu hút hai nhà thầu cùng tham gia.

Dự án - Đầu tư
Thuduc House (TDH) lỗ lũy kế vượt 1.000 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Thuduc House (TDH) lỗ lũy kế vượt 1.000 tỷ, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(CLO) Dù thay đổi nhân sự cấp cao, chuyển trụ sở và đổi nhận diện thương hiệu, Thuduc House (HOSE: TDH) vẫn chưa thoát khỏi vết trượt dài thua lỗ. Báo cáo tài chính kiểm toán 2024 hé lộ bức tranh ảm đạm với lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng, đồng thời đơn vị kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Kinh doanh - Tài chính
Hà Nội: Mời thầu 129 tỷ đồng cho dự án đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Hà Nội: Mời thầu 129 tỷ đồng cho dự án đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Xuyên vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp số 4, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên"

Dự án - Đầu tư
Triển lãm 'Xuôi dòng sông Thu 2025' gây quỹ xây nhà cho người nghèo

Triển lãm 'Xuôi dòng sông Thu 2025' gây quỹ xây nhà cho người nghèo

(CLO) Các tác phẩm tại triển lãm “Xuôi dòng sông Thu 2025” sẽ được bán đấu giá và 70% giá trị bán tranh sẽ được dùng để xây dựng 10 căn nhà kiên cố cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế.

Đời sống văn hóa
Triệu Lộ Tư bị chỉ trích khắp mạng xã hội

Triệu Lộ Tư bị chỉ trích khắp mạng xã hội

(CLO) Vừa xuất hiện trong chương trình 'chữa lành' mới trên truyền hình, song Triệu Lộ Tư lại bị chỉ trích khắp mạng xã hội vì bị khán giả cho rằng dùng bệnh tật để đánh bóng tên tuổi.

Giải trí
Lộ diện ''lâm tặc'' phá rừng tự nhiên

Lộ diện ''lâm tặc'' phá rừng tự nhiên

(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Điều tra
Cách kiểm tra tin tặc đã đăng nhập vào tài khoản Google của bạn chưa?

Cách kiểm tra tin tặc đã đăng nhập vào tài khoản Google của bạn chưa?

(CLO) Bạn có thường xuyên kiểm tra cửa ra vào trước khi đi ngủ để đảm bảo rằng chúng đã được khóa chưa? Nếu có, bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc tương tự cho các tài khoản trực tuyến quan trọng của mình, đặc biệt là tài khoản Google.

Báo chí - Công nghệ
Xe điện mất giá nhanh chóng: Nghiên cứu thị trường xe cũ Mỹ

Xe điện mất giá nhanh chóng: Nghiên cứu thị trường xe cũ Mỹ

(CLO) Xe điện tại Mỹ mất giá trung bình 49,1% sau 5 năm, cao hơn nhiều so với xe bán tải (40,4%) và hybrid (40,7%).

Xe
Xử lý nghiêm hành vi đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

Xử lý nghiêm hành vi đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông

(CLO) Tại một số nút giao thông trên địa bàn Hà Nội khi vắng bóng lực lượng chức năng, nhiều người điều khiển xe máy vi phạm đi ngược chiều gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Thông tin chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội

Thông tin chi tiết 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội

(CLO) Hà Nội phân chia địa bàn các quận, huyện, thị xã thành 12 khu vực tuyển sinh, giúp học sinh thuận tiện đăng ký nguyện vọng.

Giáo dục
Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi: Nhà trường, thí sinh thích nghi thế nào?

Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi: Nhà trường, thí sinh thích nghi thế nào?

(NB&CL) Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Nội dung Thông tư có nhiều thay đổi, trong đó quy định bỏ xét tuyển sớm, quy đổi điểm giữa các phương thức về thang chung … được dự báo sẽ tác động nhiều đến việc tuyển sinh năm nay.

Giáo dục
Hanoi Toronto School đồng hành cùng cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholar Debating Championship 2025 – Sân chơi tư duy cho học sinh

Hanoi Toronto School đồng hành cùng cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholar Debating Championship 2025 – Sân chơi tư duy cho học sinh

Ngày 16/3 vừa qua, cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của đông đảo học sinh từ nhiều trường trên địa bàn Hà Nội. Với vai trò đồng tổ chức, Hanoi Toronto School (HTS) không chỉ chung tay kiến tạo một sân chơi học thuật bổ ích mà còn mang đến một đội ngũ thí sinh xuất sắc, sẵn sàng chinh phục thử thách bằng tư duy phản biện sắc bén.

Giáo dục
Thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến

Thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến

(CLO) Năm nay, theo quy chế mới, thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi trực tuyến, việc này giúp tỷ lệ đăng ký trực tuyển có thể sẽ tiệm cận 100%.

Giáo dục
Thanh Hoá: Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026

Thanh Hoá: Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 giữa hai chương trình phổ thông khác nhau thế nào?

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 giữa hai chương trình phổ thông khác nhau thế nào?

(CLO) Năm 2025 là năm duy nhất tổ chức thi tốt nghiệp cùng lúc cho học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Giáo dục
Lạng Sơn: Hơn 45.000 đội viên, thiếu niên tham gia Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”

Lạng Sơn: Hơn 45.000 đội viên, thiếu niên tham gia Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn”

(CLO) Ngày 24/3, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” và phát động 5 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giáo dục
Quy chế tuyển sinh mới: Thí sinh có cần thay đổi chiến lược học tập, thi cử?

Quy chế tuyển sinh mới: Thí sinh có cần thay đổi chiến lược học tập, thi cử?

(CLO) Quy chế mới siết chặt tuyển sinh sớm, vì vậy các thí sinh cần thay đổi chiến lược, trong đó thí sinh cần điều chỉnh chiến lược nộp hồ sơ, tập trung vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Giáo dục
Kỷ luật cán bộ thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá

Kỷ luật cán bộ thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá

(CLO) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Giáo dục
Các trường buộc công khai quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển có ý nghĩa gì?

Các trường buộc công khai quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển có ý nghĩa gì?

(CLO) Việc công bố quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển sẽ đảm bảo công bằng giữa các phương thức, giảm áp lực thi cử cho thí sinh.

Giáo dục