Từ chuyện áo cơm đến Luật Biểu tình

Thứ sáu, 03/04/2015 21:54 PM - 0 Trả lời

Từ chuyện áo cơm đến Luật Biểu tình

Congluan.vn

Xuất phát điểm là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại từng chịu đựng rất nhiều đau khổ do chiến tranh xâm lược và thống trị của ngoại xâm, cách nhìn nhận về nhân quyền của Việt Nam có nhiều điểm đặc thù và đặc biệt coi trọng một số vấn đề.

Đầu năm 2013, dư luận từng “dậy sóng” khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ưu tư, trăn trở trước tình trạng vẫn còn có những em bé vùng cao “cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn”, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Trong Ngày Nhân quyền thế giới năm nay (10/12), cũng là dịp Việt Nam vừa trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chúng ta có thể nhắc lại nỗi ưu tư của người đứng đầu Chính phủ như một ví dụ cho thấy quan điểm của Việt Nam về nhân quyền và những thành tựu đạt được trên nền tảng quan điểm đó.

Xuất phát điểm là một nước nghèo nàn, lạc hậu lại từng chịu đựng rất nhiều đau khổ bởi chiến tranh xâm lược và thống trị của ngoại xâm, cách nhìn nhận về nhân quyền của Việt Nam có nhiều điểm đặc thù và đặc biệt coi trọng một số vấn đề.

Trước hết, có thể nói trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, một trong những quyền con người cơ bản nhất, được ghi nhận trong những điều khoản đầu tiên của các điều ước quốc tế quan trọng nhất hiện nay về quyền con người.

Tuyên bố được các nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người tổ chức vào tháng 6/1993 ở Vienna (Áo) nêu rõ rằng quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là các dân tộc có quyền tự do lựa chọn thể chế chính trị. Quyền đó cũng có nghĩa là các dân tộc tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của mình.

Ngày nay, khi dân tộc đã giành được quyền tự quyết định, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là những đối tượng yếu thế, chăm lo cho an sinh xã hội, mà câu chuyện hỗ trợ gạo để các em học sinh những vùng đặc biệt khó khăn không phải bỏ học để lên nương, lên rẫy là một ví dụ xúc động.

Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên trên cả nước đã tăng từ 1,7 triệu từ cuối năm 2010 lên trên 2,5 triệu trong năm 2013. Trong 3 năm (2011-2013), Nhà nước đã hỗ trợ gần 200.000 tấn gạo cứu trợ cho các hộ gia đình thiếu đói, tương đương 1.800 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cho chính sách xã hội đến hết tháng 9/2013 đạt 118.500 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cuối năm 2010.

Dĩ nhiên, nước nào cũng quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, chăm lo cho người dân, nhưng trong bối cảnh kinh tế đã nói ở trên của Việt Nam thì điều đó càng đặc biệt quan trọng. Chăm lo cho người dân, nhất là các đối tượng yếu thế, từ miếng cơm, manh áo, từ việc chữa bệnh đến chuyện học hành là một chính sách xuyên suốt của Việt Nam từ những ngày lập quốc.

Có thể tìm thấy rất nhiều những ví dụ cho thấy quan điểm này ở người khai sinh ra nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đất nước chưa giành được độc lập, Người đã nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Khi đã giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Và “nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là quan điểm với những nét đặc thù của Việt Nam hoàn toàn xa lạ hay trái ngược với quan điểm của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực quyền con người. Tuyên bố Vienna năm 1993 (đã dẫn) cũng viết: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”.

Và nói như vậy không có nghĩa là những hành động vì quyền con người và những thành tựu nhân quyền của Việt Nam chỉ gói gọn trong câu chuyện độc lập dân tộc và lo cơm áo cho dân.

Ngày 9/12/2013, một tờ báo nước ngoài đã đăng bài phỏng vấn bà Farida Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền văn hóa. Sau chuyến khảo sát trực tiếp và rộng rãi kéo dài 12 ngày tại Việt Nam, bên cạnh những điểm mà bà cho rằng còn hạn chế, Báo cáo viên này nhận định “người ta phải công nhận Việt Nam đã thực hiện tốt và khác thường cho sự phát triển kinh tế”.

Đồng thời, ở Việt Nam “đang có nhu cầu mở rộng không gian cho việc tranh luận và tham gia đối thoại”. “Tôi nghĩ rằng đã có sự cởi mở theo như lời những người tôi gặp gỡ, và các xã hội dân sự hay các văn nghệ sĩ cũng đồng ý, không gian này đã lớn hơn trước. Đây là điều tích cực, nhưng chưa đủ”, bà nói.

Cách đánh giá như vậy có thể chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác, nhưng dù sao cũng đã tránh được sự phiến diện, thậm chí thiếu thiện chí và hằn học như trong một số ý kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng ngày 9/12 vừa qua, tại cuộc họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua, bản Hiến pháp được đánh giá là một bước tiến mới về quyền con người tại Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý khẳng định, theo yêu cầu của Hiến pháp, sắp tới sẽ có các luật về biểu tình, lập hội.

Vấn đề xây dựng Luật Biểu tình đã từng được đề cập nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội. Đầu nhiệm kỳ khóa XIII, Chính phủ đã đề nghị xem xét đưa Luật Biểu tình vào nội dung chương trình xây dựng luật của Quốc hội.

Theo phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội ngày 25/11/2011, thì Luật này phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân cũng như sẽ ngăn chặn hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, Luật Biểu tình, với vai trò là một công cụ để người dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị chính quyền, khi được thông qua sẽ đáp ứng nhu cầu “mở rộng không gian cho việc tranh luận và tham gia đối thoại” như ý kiến của Báo cáo viên Farida Shaheed.

Nói cách khác, đó cũng là một bước tiến mới nữa trong việc hoàn thiện thể chế, pháp luật quốc gia về nhân quyền; bảo đảm và mở rộng hơn nữa những thành tựu nổi bật của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

Theo baodientu.chinhphu.vn

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra