Tự điều trị thuốc Nam tại nhà, một người bệnh suýt mất chân

Thứ ba, 03/03/2020 09:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vừa phẫu thuật cứu chữa bàn chân bị hoại tử cho một bệnh nhân do đắp thuốc Nam.

Nam bệnh nhân 49 tuổi, suýt mất chân do tự điều trị thuốc Nam tại nhà. Ảnh TL.

Nam bệnh nhân 49 tuổi, suýt mất chân do tự điều trị thuốc Nam tại nhà. Ảnh TL.

Theo đó, vào cuối năm 2019 nam bệnh nhân Tr.V.N 49 tuổi (Trực Ninh, Nam Định) cảm thấy bàn chân phải của mình đau nhức, đi lại khó khăn. Một phần vì công việc giáp tết còn bề bộn, một phần vì nghe theo lời khuyên của những người xung quanh anh N đã tự đi mua thuốc nam về đắp.

Sau đó chân của anh N càng sưng đau nhiều hơn, xuất hiện các vết hoại tử và chảy dịch mủ thối, người nhà nhanh chóng đưa anh N lên bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám.

Qua thăm khám tại bệnh viện các bác sĩ đã quyết định can thiệp ngay lập tức để xử lý tình trạng nhiễm trùng hoại tử ở bàn chân phải, mặc dù tiên lượng khả năng giữ lại bàn chân rất khó khăn.

Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, với sự quyết tâm của các bác sĩ viện chấn thương chỉnh hình và đơn vị chăm sóc vết thương - Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn, cùng với sự chăm sóc tận tình của các điều dưỡng, dần dần vết thương của anh N tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên phải mất 2 tháng bàn chân của anh N mới có khả năng giữ lại, các chức năng vẫn còn hạn chế.

Bác sĩ Trần Tuấn Anh - Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn và chăm sóc vết thương người trực tiếp điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân N cho biết, do ngại đến bệnh viện, ngại phải mổ xẻ nên anh N đã tự ý điều trị thuốc nam tại nhà. Rất may mắn bệnh nhân đã được các bác sĩ kịp thời giữ lại bàn chân cho mình.

PGS.TS Nguyễn Đức Chính - Trưởng khoa Khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương khuyến cáo, thời gian qua Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận không ít bệnh nhân tự điều trị thuốc nam dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. "Chúng tôi mong muốn mọi người dân hãy tìm hiểu thông tin thật kĩ, nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị để đạt được những kết quả tốt nhất, tránh để lại hậu quả “tiền mất tật mang” khi có các vấn đề về sức khỏe hoặc mắc bệnh, PGS.TS Nguyễn Đức Chính cho biết..

Anh N cũng cho biết thêm, tình trạng sử dụng thuốc Nam và tự ý điều trị tại nhà ở địa phương còn nhiều, khi trở về anh sẽ gặp và trao đổi kinh nghiệm của chính bản thân mình cho bà con láng giếng để tránh những hậu quả đáng tiếc mà anh đã gặp phải.

PV

Tin khác

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe