Tự test nhanh SARS-CoV-2 có kết quả dương tính, người dân cần làm gì?

Thứ bảy, 11/12/2021 11:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những người test nhanh dương tính tại nhà, không nên hoảng hốt tự đi đến các bệnh viện để khám, gây nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, mà cần khẩn trương khai báo với y tế phường.

Sự kiện: COVID-19

Những ngày gần đây, tại Hà Nội xuất hiện tình trạng nhiều người dân tự test nhanh SARS-CoV-2 tại nhà cho kết quả dương tính nhưng không báo với địa phương mà đi thẳng đến bệnh viện để khám sàng lọc.

Điều này rất nguy hiểm, bởi khi bệnh nhân tự di chuyển sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, bên cạnh đó sẽ gây tình trạng quá tải cho bệnh viện, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân luồng cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR, nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

tu test nhanh sars cov 2 co ket qua duong tinh nguoi dan can lam gi hinh 1

Những người test nhanh dương tính tại nhà được khuyến cáo không nên hoảng hốt tự đi đến các bệnh viện để khám. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, từ đây lại xuất hiện một tình huống khiến nhiều người băn khoăn, đó là khi tự làm test nhanh tại nhà có kết quả dương tính, họ sẽ phải xử trí như thế nào?

Theo Ths.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, có tới 99% các trường hợp làm test nhanh dương tính khi làm xét nghiệm PCR sẽ cho kết quả dương tính.

BS Hường cho biết, với những bệnh nhân này, bệnh viện sẽ phân tầng điều trị, với tầng 1 sẽ triển khai thu dung tập trung, tầng 2-3 là tiếp nhận điều trị.

Việc người dân có kết quả test nhanh tại nhà tự vào bệnh viện để điều trị sẽ là gánh nặng cho đội ngũ y tế. Bởi việc này sẽ khiến số giường ở tầng 2 quá tải và làm mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân nặng ở tầng 3.

Vì vậy, bác sĩ Hường khuyến cáo, với những người test nhanh dương tính tại nhà, không nên hoảng hốt tự đi đến các bệnh viện để khám, gây nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, mà cần khẩn trương khai báo với y tế phường, Trung tâm Y tế nơi bệnh nhân sinh sống để được báo với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và xử lý kịp thời.

Trong thời gian chờ đợi, người bệnh phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ y tế phường về các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần lắng nghe cơ thể, làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế như đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SPO2. Nếu có các dấu hiệu chuyển nặng phải báo ngay trung tâm y tế.

Cũng theo BS. Nguyễn Thu Hường, với các bệnh nhân thể nhẹ, tâm lý khi mắc bệnh họ mong muốn được đến cơ sở y tế tốt để điều trị. Tuy nhiên, với khuyến cáo hiện nay, bệnh nhân ở phân tầng 1 có thể điều trị tại nhà theo quy định, có thể thu dung tại một số cơ sở tuyến dưới.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe
Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

(CLO) Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Sức khỏe
Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

(CLO) Ca mổ cấp cứu kéo dài 5 tiếng đồng hồ cùng sự cố gắng gấp rút của cả ekip phẫu thuật và gây mê sau đó là 15 ngày nằm hồi sức thở máy, giờ đây cháu đã có thể tỉnh táo hồi phục như một kỳ tích.

Sức khỏe