Tuần Văn hóa – Du lịch Gia Lai 2023: Đa sắc màu văn hóa Tây Nguyên

Thứ năm, 16/11/2023 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần Văn hoá - Du lịch Gia Lai năm 2023 đã đem đến những sắc màu văn hóa đặc sắc nhất của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Loạt sự kiện được tổ chức với quy mô lớn mang đến những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách khi đến với phố núi Pleiku.

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 diễn ra từ ngày 13-19/11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku) và một số huyện trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu, quảng bá các giá trị nổi bật, đặc sắc hấp dẫn về văn hóa và tài nguyên du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

Đồng thời, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, chỉ số cạnh tranh PCI, môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động hợp tác đầu tư vào tỉnh Gia Lai; tiếp tục quảng bá các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh được hình thành qua quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 1

Hơn 1.300 thành viên của các đoàn cồng chiêng đến từ các tỉnh Tây Nguyên đã hội tụ về Quảng trường Đại Đoàn Kết để cùng tỉnh Gia Lai hoà tấu giai điệu cồng chiêng giữa đại ngàn xanh của Tây Nguyên hùng vĩ

Nằm trong chuỗi hoạt động tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, nếu như Lễ hội đường phố là điểm gặp gỡ và thăng hoa của sắc màu, niềm tin, hạnh phúc của đồng bào Tây Nguyên thì Liên hoan Trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên lại để ấn tượng cho du khách về một vùng đất giàu trầm tích lịch sử-văn hóa, thiên nhiên tươi đẹp, đời sống tinh thần đa dạng, phong phú. Chương trình đã tái hiện những trường ca, sử thi, dân ca Tây Nguyên gắn liền với những vị thần linh, anh hùng được nhân dân bao đời ngưỡng vọng.

Điểm nhấn trong tuần lễ còn là các chương trình phục dựng nghi lễ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong không khí tưng bừng của Fetival Văn hóa Cồng chiêng Gia Lai năm 2023, đoàn nghệ nhân tỉnh Đăk Lăk đã tái hiện nghi lễ cúng trưởng thành, tiếng Ê Đê gọi là Mpú Tôh (có nghĩa là lễ thôi kồng).

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 2

Lễ hội đường phố góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng - Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Theo đó, người đàn ông trong cộng đồng người Ê Đê chỉ được thừa nhận là biết gánh vác mọi công việc của gia đình và buôn làng khi đã trải qua lễ cúng trưởng thành. Nghi lễ này là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện sự kết nối với các bậc thần linh, cộng đồng theo tín ngưỡng của đồng bào Ê Đê.

Theo già làng Ybơn Nie Kdăm (trú ở làng Bôn Weo, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk), lễ vật cúng thường là gà, heo hay trâu, 1 ché rượu hay nhiều ché tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình. Lễ trưởng thành do cha mẹ hoặc người thân tổ chức với sự tham gia của dòng họ và buôn làng.

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 3

Đoàn nghệ nhân tỉnh Đăk Lăk đã tái hiện nghi lễ cúng trưởng thành

Trước khi bắt đầu lễ cúng, từ sáng sớm, người được cúng đi ra bến nước của làng rửa mặt, gội đầu trước sự chứng giám của Yàng (trời) và thần bến nước cùng đông đảo bà con trong làng. Khi đã gội đầu xong, người này hứng đầy bầu nước mang về làm lễ cúng. Việc làm này có ý nghĩa là để tẩy chay, rửa sạch lỗi lầm trong quá khứ của chàng trai.

Lễ cúng sẽ bao gồm 2 phần là cúng báo với ông bà tổ tiên và lễ cúng trưởng thành. Sau khi cúng xong, thầy cúng đeo chiếc vòng đồng do người thân chuẩn bị sẵn vào tay người được cúng. Chiếc vòng đồng đeo tay trong lễ cúng trưởng thành có ý nghĩa biểu tượng của cuộc sống, khẳng định rằng, buôn làng đã trao cho người đàn ông sức mạnh và có thể gánh vác công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng.

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 4

Chàng trai Y Sô Rian (nhân vật chính) cùng mẹ thực hiện nghi lễ cúng trưởng thành

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 5

Già làng Ybơn Nie Kdăm trao chiếc vòng đồng cho Y Sô Rian

Nhằm giới thiệu đến du khách gần xa những nét văn hóa độc đáo đã có từ lâu đời của dân tộc, người Giẻ – Triêng ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã tái hiện nghi lễ mừng lúa mới (hay còn gọi là lễ ăn mừng lúa mới) tại Tuần Văn hóa – Du lịch Gia Lai năm 2023.

Cũng giống như các dân tộc khác ở vùng đất Tây Nguyên, lễ mừng lúa mới của người Giẻ - Triêng thường được tổ chức sau mùa thu hoạch vào dịp cuối năm. Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng (Trời) ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh như cúng trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng no ấm.

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 6

Nghi lễ cúng mừng lúa mới (hay còn gọi là lễ ăn mừng lúa mới) của người Giẻ Triêng được tái hiện ngay Quảng trường Đại Đoàn Kết

Già làng A Nan (trú tại huyện Đăk Glei) cho biết: “Lễ vật cúng mừng lúa mới thường có cây nêu, rượu cần, cơm mới, con gà và tro đựng lúa. Thanh niên trong làng sẽ chuẩn bị rượu, thịt còn phụ nữ sẽ đảm nhiệm việc giả gạo, thổi lửa nấu cơm, nấu thịt. Theo phong tục của người Giẻ – Triêng, lúa đem giả để cúng Yàng phải lấy lúa mới đẹp, chắc hạt điều đó thể hiện tấm lòng của dân làng đối với Yàng”.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, già A Nan sẽ thực hiện nghi lễ mời các thần linh về ăn mừng lúa mới cùng với dân làng và cầu mong Yàng hãy phù hộ cho dân làng một vụ mùa ấm no có nhiều lúa, bắp, nhiều mì và trâu, bò, lợn, gà…

tuan van hoa du lich gia lai 2023 da sac mau van hoa tay nguyen hinh 7

Nghi lễ “Cúng lúa mới” một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Jrai cũng được phục dựng trong Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2023

Đặc biệt, sau lễ cúng già làng cất tiếng hú vang, chiêng trống nổi lên sôi động, phụ nữ, thanh niên, vui mừng nhảy múa cùng ăn uống no say không phân biệt nam nữ, già trẻ, tầng lớp và địa vị. Tiếng cồng chiêng, nhịp điệu vòng xoay và những tiếng hú tạo không khí sôi động, hào hứng... Những khuôn mặt tươi rói, tràn đầy hy vọng về một mùa lúa bội thu, no đủ.

Bài và ảnh: Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ'

(CLO) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản khẳng định, người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

Độc đáo lễ Tậc ka coong của đồng bào Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế

(CLO) Đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ hội cúng thần núi Tậc ka koong với các nghi thức truyền thống.

Đời sống văn hóa
20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

20 đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2024

(CLO) Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước.

Đời sống văn hóa
Hình bàn chân trên đá

Hình bàn chân trên đá

(CLO) Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại dọc Trường Sơn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh - người đã hai lần vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã đến thăm Bảo tàng Trường Sơn, xúc động viết bài thơ "Hình bàn chân trên đá". Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ này cùng bạn đọc.

Đời sống văn hóa
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa