Tương lai thị trường dầu diesel sau lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga

Thứ sáu, 11/11/2022 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lệnh trừng phạt năng lượng của Nga sẽ vẽ lại dòng chảy dầu toàn cầu trong tương lai gần, lộ ra nhiều bối rối trong triển vọng của ngành này.

Mỹ, G7 và các đồng minh đang chuẩn bị các phương án “cô lập” dầu mỏ của Nga với những hạn chế khó khăn nhất từ trước cho đến nay sau tháng 12.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của Mỹ với các đối tác nước ngoài đang đi ngược quỹ đạo, tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà kinh doanh, nhà máy lọc dầu và những “người chơi khác” trên thị trường năng lượng. Thêm vào đó, Moscow đã phát đi tín hiệu “trả đũa” bằng cách cắt nguồn cung cấp cho bất kì quốc gia nào tham gia vào lệnh áp trần giá dầu của quốc gia này.

tuong lai thi truong dau diesel sau lenh cam nhap khau dau nga hinh 1

Người châu Âu đang phải trả giá đắt cho dầu diesel, một loại nhiên liệu cung cấp năng lượng cho nông nghiệp và giao thông vận tải. Ảnh: WSJ.

Kể từ tháng 10, giá dầu thô đã tăng kể, dự kiến có thể sẽ tăng cao hơn nếu ông Putin thực hiện theo cảnh báo trên. Một rủi ro khác là dịch vụ hậu cần xuất khẩu dầu của Nga phải vật lộn để điều chỉnh các lệnh trừng phạt, đưa dầu thô ra khỏi thị trường bất kể phản ứng của Điện Kremlin. Giá dầu thô Brent lần đầu tiên đạt gần 100 USD/thùng kể từ tháng 8.

Tại châu Âu, người dân sẽ phải trả mức giá ‘đắt cắt cổ” để nhập khẩu dầu diesel. Thị trường dầu diesel đặc biệt dễ bị mất nguồn cung cấp của Nga vì châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào các nhà máy lọc dầu của Nga cho nhiên liệu nông nghiệp, công nghiệp và vận tải đường bộ. Hiện vấn đề trở nên tồi tệ hơn, các kho dự trữ đang cạn dần sau hành động đình công tại các nhà máy lọc dầu của Pháp.

Josu Jon Imaz, giám đốc điều hành của công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol SA, nói với các nhà phân tích vào cuối tháng 10 rằng: Chúng tôi đang cạn kiệt các sản phẩm chưng cất nhiên liệu trung bình ở một số nước châu Âu, vì vậy chúng tôi cần các sản phẩm nhiên liệu để phục vụ cho các máy bay phản lực.

Vào ngày 5/12, Liên minh châu Âu sẽ cấm hầu hết nhập khẩu dầu thô của Nga và các công ty thanh toán bảo hiểm và tài trợ cho dầu của Nga ở bất kỳ đâu trên thế giới. Cùng ngày, mức áp trần giá dầu Nga do Mỹ dẫn đầu sẽ có hiệu lực. Sau đó, vào ngày 5/2, EU dự kiến sẽ áp dụng các hạn chế tương tự đối với nhiên liệu tinh chế của Nga như dầu diesel và xăng.

Ở châu Âu, nhiên liệu tinh chế vốn dĩ sẽ ít phải chịu rủi ro nhất, tuy nhiên, tình hình đã thay đổi. Ngoài các cuộc đình công tại các nhà máy lọc dầu của Pháp, nhu cầu còn tăng sau khi các nhà máy đốt lò dầu để tiết kiệm tiền mua khí đốt tự nhiên. Châu lục này đang cạnh tranh về nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu với những người mua ở Bờ Đông Hoa Kỳ, ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á.

tuong lai thi truong dau diesel sau lenh cam nhap khau dau nga hinh 2

Các nhà máy lọc dầu của Pháp vừa bắt đầu hoạt động trở lại sau hành động đình công làm tăng giá nhiên liệu. Ảnh: WSJ

Tình trạng ngừng hoạt động sản xuất đã khiến Pháp phải nhập khẩu nhiều dầu diesel hơn và cạn kiệt các kho dự trữ ở những nơi khác trên lục địa. Ngay cả trước khi xảy ra đình công, tồn kho dầu diesel ở Hà Lan, một trung tâm thương mại và lưu trữ, đã giảm 40% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, bằng cách hạn chế nhu cầu đối với dầu thô, các thương nhân cho biết các cuộc đình công đã giải phóng một số dầu có thể làm dịu thị trường khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12.

Các nhà máy lọc dầu, trạm xăng và những người mua khác đang vượt qua lệnh cấm vận, nhập khẩu nhiều dầu diesel hơn từ Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ấn Độ. Mặc dù vậy, châu Âu đang nhập khẩu 400.000 thùng dầu diesel mỗi ngày từ Nga, cùng với 1,7 triệu thùng từ các nhà sản xuất không phải của Nga, Janiv Shah, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn Rystad Energy cho biết.

Một nhà máy lọc dầu mới của Kuwait, Al Zour, có thể xuất khẩu dầu diesel sang châu Âu nếu nó hoạt động trực tuyến hoàn toàn theo lịch trình trong những tháng tới. Tuy nhiên, châu Âu sẽ phải trả giá cao hơn các khu vực nhập khẩu khác, làm tăng thêm áp lực về chi phí năng lượng cao đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Động cơ diesel chiếm thị phần lớn hơn trong đội xe ô tô ở châu Âu so với ở Mỹ sau khi các chính phủ thúc đẩy các lái xe sử dụng loại nhiên liệu này để giảm lượng khí thải carbon. Châu Âu đã thất bại trong việc nâng cấp các nhà máy lọc dầu của mình để sản xuất nhiều dầu diesel hơn và đóng cửa một số nhà máy trong thời gian xảy ra đại dịch, làm tăng sự phụ thuộc vào Nga.

Benedict George, người đứng đầu bộ phận định giá dầu diesel tại Argus Media, cho biết: “Châu Âu sẽ trả bất cứ thứ gì mà các nhà sản xuất này yêu cầu và nó sẽ rất rất cao. “Nếu có điều gì đó không mong muốn xảy ra, giá sẽ rất cao, rất nhanh vì không ai có gì để ngã ngửa”.

Tại Mỹ, với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm, hôm thứ Tư (6/10) đề nghị chính quyền của ông Biden hãy bán bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thô.

tuong lai thi truong dau diesel sau lenh cam nhap khau dau nga hinh 3

Dân Mỹ đau đầu với giá dầu diesel tăng cao. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, nguồn dự trữ dầu diesel cũng thấp hơn, đẩy giá nhiên liệu này tăng 58% tại cảng New York trong năm qua. Tổng thống Joe Biden đã thúc ép các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng trong những tuần gần đây trước cuộc bầu cử giữa kỳ, trong đó giá nhiên liệu là một vấn đề nóng.

Trong khi đó, ở Bờ biển phía Đông, tình trạng thiếu hụt dầu diesel đang nổ ra rất nghiêm trọng nhất, gây trở ngại cho các chuyến hàng đến Tây Bắc Châu Âu. Giá ở châu Âu đã tăng 60% trong năm qua và đạt mức cao kỷ lục vào mùa xuân năm nay. Các nhà máy lọc dầu có rất ít phạm vi để tăng sản lượng để thay thế nhiên liệu của Nga, ngoài việc khởi động lại các nhà máy nổi tiếng ở Pháp.

Một số nhà máy, bao gồm cả nhà máy lọc dầu TotalEnergies SE’s Donges và các đơn vị của gã khổng lồ năng lượng Mỹ (Exxon Mobil) đang hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các nhà máy sẽ phải vật lộn để bắt kịp sản lượng ước tính 25 triệu thùng. Một nhà máy lọc dầu Total tại Feyzin gần Lyon vẫn đang đình công.

Tại châu Á, chịu tác động trực tiếp từ cơn khát năng lượng châu Âu, châu lục này cũng phải chạy đua để dự trữ năng lượng. Trong bối cảnh giá than và khí đốt tăng vọt, Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng dầu diesel để phát điện, trong bối cảnh nền kinh tế này phải đối mặt với tình trạng thiếu điện.

Các trạm xăng ở một số khu vực tại Trung Quốc đã hạn chế bán ra dầu diesel để tránh thiếu hụt trên diện rộng. Ở vùng tây nam và miền đông của nước này, cảnh tượng đoàn dài xe tải chờ xếp hàng để đổ dầu không hiếm. Việc bán dầu diesel theo hình thức luân phiên diễn ra tại thời điểm nền kinh tế thứ hai thế giới đang phải vật lộn với khủng hoảng điện do thiếu nguồn cung than đá, trong khi giá khí đốt xuất sang khu vực châu Á tăng phi mã.

tuong lai thi truong dau diesel sau lenh cam nhap khau dau nga hinh 4

Đợt tháng 4, Trung Quốc đã phải ngừng xuất khẩu dầu diesel. Ảnh: Internet.

Khoảng giữa tháng 10, Ấn Độ đã ghi nhận đợt tăng giá nhiên liệu mới đẩy giá xăng tại thủ đô New Delhi lên 105,84 rupee (1,41 USD)/lít và giá dầu diesel lên 94,57 rupee (1,26 USD)/lít. Trong khi đó, tại trung tâm tài chính Mumbai, giá xăng và dầu diesel lần lượt là 111,77 rupee và 102,52 rupee mỗi lít. Giá nhiên liệu tăng cao đã buộc người dân nơi đây phải bỏ xe và đi bộ nhiều hơn, ngoài ra họ cũng phải chuyển sang nấu nướng bằng củi vì giá gas quá đắt.

Trong khi đó, Chính phủ Pakistan vừa cảnh báo nước này có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu trong thời gian tới khi hoạt động nhập khẩu xăng dầu gặp nhiều khó khăn.

Rick Joswick, trưởng bộ phận phân tích dầu toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights, cho biết châu Âu sẽ đối phó với lượng nhập khẩu cao hơn từ Mỹ và châu Á, đồng thời bằng cách cắt giảm xuất khẩu dầu diesel sang châu Phi và châu Mỹ. Tuy nhiên, trên toàn cầu, ông hy vọng giá sẽ vẫn ở mức cao.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp