Sóc Trăng:

UBND Thị xã Ngã Năm vận động người dân di dời về chợ mới

Thứ sáu, 26/04/2019 10:33 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau khi nhà lồng chợ Ngã Năm được xây dựng xong, UBND thị xã Ngã Năm đã thực hiện di dời, sắp xếp, bố trí các hộ tiểu thương vào đây mua bán. Tuy nhiên, việc di dời chợ hiện vấp phải một số khó khăn, do còn những tiểu thương chưa đồng tình chuyển sang nơi kinh doanh buôn bán mới.

Chợ tạm quá tải, xuống cấp

Theo UBND thị xã Ngã Năm, trước đây, do nhu cầu kinh doanh của các hộ tiểu thương tăng cao, trong khi nhà lồng chợ cũ không đáp ứng đủ, UBND thị xã đã sử dụng đường 3/2 (khóm 1, phường 1) để xây dựng sạp và ki-ot cho các hộ tiểu thương kinh doanh tạm thời.

Đến năm 2015 thì chợ xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn, diện tích chợ cũ quá chật hẹp không đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Thêm nữa, một số hộ tiểu thương còn thường xuyên che mái hiên, tràn ra lòng lề đường mua bán gây mất an toàn giao thông. Nhất là khi xảy ra hỏa họa, lực lượng cứu hộ và phương tiện chữa cháy gặp nhiều khó khăn để vào xử lý sự cố.

Nhà lồng chợ Ngã Năm được xây mới khang trang, đảm bảo vệ sinh môi trường và PCCC.

Nhà lồng chợ Ngã Năm được xây mới khang trang, đảm bảo vệ sinh môi trường và PCCC.

Bên cạnh đó, do không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải nên chợ nhà lồng cũ luôn bị ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường cho người bán lẫn người mua, gây mất mỹ quan đô thị.

Trước thực trạng trên, để giải quyết những khó khăn, bức xúc của địa phương, nhu cầu mua bán của người dân, UBND thị xã Ngã Năm đã xin chủ trương kêu gọi đầu tư Trung tâm thương mại và nhà lồng chợ Ngã Năm.

Đến 14/4/2015, UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định 833/QĐ-UBND phê duyệt phương án công bố kêu gọi đầu tư; giao UBND thị xã Ngã Năm thực hiện di dời các tiểu thương, người buôn bán từ chợ cũ (chợ cá, chợ rau cải,…) đã quá tải sang chợ mới.

Thế nhưng, khi chợ Ngã Năm mới chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/2018, bên cạnh sự đồng tình, ủng hộ của đa số tiểu thương, hiện còn một số hộ chưa đồng ý di dời vào chợ mới để mua bán với lý do tiền thuê sạp, ki-ot trong nhà lồng chợ Ngã Năm mới cao hơn ở chợ cũ (!?).

Vì sao một số tiểu thương chưa đồng thuận về chợ mới?

Ông Hồng Minh Nhật - Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm cho biết: Việc các tiểu thương phản ánh về giá thuê các điểm sạp, ki-ot là chưa đúng và chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết.

Theo ông Nhật, việc vận dụng văn bản để áp giá cho thuê mặt bằng, thu tiền cơ sở hạ tầng trong nhà lồng chợ Ngã Năm đều được thực hiện đúng quy định, có lợi cho các hộ tiểu thương (thấp hơn giá quy định tại Quyết định 12/2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng về sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn). Ngoài ra, việc di dời các hộ tiểu thương về chợ Ngã Năm mới cũng phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn.

Một số tiểu thương tại đường 3 tháng 2 chưa đồng thuận di dời về nhà lồng chợ mới.

Một số tiểu thương tại đường 3 tháng 2 chưa đồng thuận di dời về nhà lồng chợ mới.

Trao đổi với báo chí, một tiểu thương tại chợ Ngã Năm mới cho biết: Giá thu trung bình mỗi ki-ot tại nhà lồng chợ mới khoảng 1,2 triệu đồng/tháng (tùy vị trí), trong khi giá thuê mặt bằng tại chợ cũ lên tới 5 - 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiểu thương tại chợ mới, đơn vị xây dựng - quản lý chợ vẫn chưa thực hiện thu phí.

Nguyên nhân chủ yếu khiến các hộ chậm di dời về chợ Ngã Năm mới là vì chưa hiểu rõ. Trước đây, khi nhà lồng chợ mới hoàn thành, có tới 95% hộ tiểu thương đồng tình, chỉ còn khoảng trên 10 hộ mua bán lớn là không đồng thuận. Tiếp đó, việc có các hộ không di dời này đã tác động đến các hộ buôn bán nhỏ lẻ khác, khiến họ muốn về lại chợ cũ.

Tiểu thương này còn cho biết, việc các hộ ở chợ cũ chưa di dời đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mua bán tại chợ mới. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập và cuộc sống của họ.

Nhiều tiểu thương bày tỏ rằng, việc xây dựng chợ Ngã Năm mới đã đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mở rộng giao lưu hàng hóa của đa số người dân, phát triển thương mại, dịch vụ. Đồng thời, chợ mới hoàn thành cũng giúp cải thiện vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị địa phương.

Minh Luân

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống