UBTV Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Thứ ba, 10/04/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 23 để chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ năm của Quốc hội sắp tới và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Báo Công luận
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 23

Sau phần khai mạc Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Tại đây, đa số ý kiến phát biểu cơ bản nhất trí nâng Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. 

Việc ban hành Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của lực lượng cảnh sát biển, đáp ứng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trong tình hình mới.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị cần làm rõ cảnh sát biển có phải là lực lượng vũ trang hay không? Bởi Tờ trình nêu tránh vấn đề sử dụng vũ lực ở trên biển, nhưng Điều 4 của dự thảo Luật quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang.

 Ngoài ra, cần làm rõ phạm vi hoạt động giữa cảnh sát biển và bộ đội biên phòng. Về cơ chế phối hợp, cần làm rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ giữa công an, dân quân tự vệ địa phương và cảnh sát biển.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, Ban soạn thảo cần có quy định làm rõ vị trí pháp lý của lực lượng cảnh sát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi của lực lượng cảnh sát biển, trong đó có việc chủ trì thực thi pháp luật trên biển. Những vấn đề này cần quy định cụ thể để tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ với các lực lượng khác.

Khẳng định việc xây dựng luật là cần thiết, song Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính cụ thể để khi Luật này được ban hành thì lực lượng cảnh sát biển và lực lượng chức năng khác thuận lợi trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, để các lực lượng này biết rằng, khi nào thì phối hợp, khi nào chịu trách nhiệm chủ trì. 

Hiện đã có nhiều quy định giao cho nhiều cá nhân tổ chức để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tuần tra trên biển. Do vậy, Luật này cần minh định, làm cơ sở cho các cơ quan, các lực lượng thực thi nhiệm vụ một cách rõ ràng, thuận lợi.

Báo Công luận
 Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận Dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, dự án luật được nâng lên từ Pháp lệnh Cảnh sát biển nhưng có sự bổ sung đáng kể về nội dung. Pháp lệnh hiện hành có 30 điều, dự thảo luật có 49 điều.

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần tiếp tục rà soát các quy định hiện hành, kể cả các văn bản dưới luật để bao quát, toàn diện, đầy đủ hơn.

Dự thảo luật này có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến Hiến pháp, đến nhiều luật, văn bản khác trong lĩnh vực quốc phòng- an ninh, tổ chức bộ máy nhà nước, các quy định về xử phạt, xử lý hình sự, quy định về tố tụng và nhiều điều ước quốc tế (theo thống kê, rà soát có liên quan tới 22 văn bản luật, 16 điều ước quốc tế). Đây là một đặc thù của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, do đó, cần rà soát để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất.

Về vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam, dự thảo luật xác định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách, nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, chủ trì thực thi pháp luật trên biển; đồng thời bổ sung chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển… So với pháp lệnh hiện hành, vị trí, chức năng của Cảnh sát biển có sự bổ sung, thay đổi đáng kể.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành để trình Dự án Luật ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm, đồng thời đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện dự án luật theo đúng quy trình.

Báo Công luận
 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo kết quả giám sát. Ảnh: Quốc hội

Chiều 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016”. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn Giám sát đã trình bày Báo cáo kết quả giám sát.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Quốc hội về Chương trình Giám sát của Quốc hội năm 2018, Nghị quyết số 45 của Quốc hội về thành lập Đoàn Giám sát về "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011- 2016" là chương trình giám sát sâu rộng, xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài. Đoàn Giám sát đã làm việc với 9 Bộ, ngành và 8 địa phương, 12 tập đoàn một số tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước.

Kết quả giám sát cho thấy, việc hoàn thiện thể chế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung đã kịp thời, đầy đủ hơn so với giai đoạn trước. 

Nội dung các văn bản pháp luật đã có được tính bao quát, phạm vi điều chỉnh rộng, chất lượng văn bản đã từng bước được nâng cao. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện làm rõ cơ sở pháp lý căn cứ cho việc thành lập mô hình tổ chức và hoạt động giúp cơ quan đại diện, chủ sở hữu Nhà nước tăng cường quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp.

P.V

Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức