UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên

Thứ tư, 14/08/2019 22:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Lực lượng dự bị động viên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ kết luận nội dung thảo luận về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Ảnh: quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ kết luận nội dung thảo luận về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày Báo cáo một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên quy định, lực lượng này được huy động trong các trường hợp để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh; tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Sau kỳ họp, theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.

Qua tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị cho chỉnh lý theo hướng quy định về 4 trường hợp huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật dự bị động viên gồm: khi có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; khi thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh giới nghiêm; khi có tình hình đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và để phòng chống, khắc phục thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm hoặc giải quyết hậu quả chiến tranh.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung cho rằng, huy động phương tiện kỹ thuật dự bị động viên thực chất là Nhà nước trưng dụng tài sản của công dân, tổ chức.

Vấn đề trưng dụng tài sản đang được điều chỉnh bởi Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2018. Tuy nhiên, quy định về việc huy động phương tiện kỹ thuật dự bị động viên trong dự thảo Luật không có quy định nào xác định rõ thực hiện trong trường hợp này là sử dụng tài sản theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

Cũng theo bà Dung, khoản 1, Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định, tiến hành trưng mua, trưng dụng tài sản khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Song, khoản 1, Điều 24 dự thảo Luật lại quy định tiến hành huy động lực lượng dự bị động viên trong trường hợp có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Bà Dung lưu ý, trong hệ thống pháp luật hiện nay chỉ có quy định về trường hợp “tình trạng chiến tranh” (khoản 9, Điều 2 Luật Quốc phòng), không có quy định về trường hợp “có chiến tranh”. Hơn nữa, chỉ khi có tuyên bố của cấp có thẩm quyền mới xác định đất nước có chiến tranh, không đơn thuần chỉ cần có xung đột về quân sự là đã có chiến tranh.

Làm rõ thêm về nội dung này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết, quy định tại khoản 1, Điều 24 dự thảo Luật xuất phát từ thực tế, đáp ứng đòi hỏi thực tế cần huy động ngay lực lượng dự bị động viên.

Theo đại diện Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh, hiện nay, ở mỗi huyện có một đại đội và mỗi tỉnh có một tiểu đoàn dự bị động viên để làm nhiệm vụ khẩn cấp. Các đơn vị dự bị động viên này được huy động để phối hợp với Công an nhân dân giải quyết tình hình đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng hoặc để phòng chống, khắc phục thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, về huy động lực lượng dự bị động viên, pháp lệnh hiện hành quy định 2 trường hợp, dự thảo Luật quy định 4 trường hợp.

Nhấn mạnh quy định khi nào lực lượng dự bị được sử dụng là nội dung quan trọng, Phó Chủ tịch Quốc hộ Đỗ Bá Tỵ lưu ý, việc sử dụng lực lượng này về nguyên tắc phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với các quy định của Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ. Do đó, cần đánh giá thêm, rà soát kỹ đề quy định sao cho phù hợp, đúng nguyên tắc sử dụng lực lượng vũ trang, có cơ chế rõ ràng, cụ thể để sử dụng lực lượng này trong các trường hợp, tránh lạm dụng, sử dụng không đúng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Quốc phòng - An ninh phối hợp với Ban soạn thảo và cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện báo cáo cũng như dự thảo Luật gửi xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội để hoàn thiện, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

PV

Tin khác

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức
Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức