Ukraine cần cải cách kinh tế “triệt để” mới có thể duy trì chiến tranh với Nga

Thứ bảy, 10/09/2022 08:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ Ukraine cần phải đại tu các chính sách thuế và chi tiêu nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, “làm tê liệt khả năng duy trì nỗ lực chiến tranh”.

Nhiều nhà kinh tế gạo cội cảnh báo khi lạm phát đang chạy đua lên hơn 20% và khủng hoảng nợ gia tăng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phải đưa ra các cải cách để ổn định nền kinh tế vốn đang bị lung lay.

“Sự sống còn của Ukraine và tương lai của châu Âu đang bị đe dọa,” các nhà kinh tế cho biết thêm rằng “để giải quyết những thách thức cần đưa ra các chính sách phù hợp,  sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác quốc tế của Ukraine”.

ukraine can cai cach kinh te triet de moi co the duy tri chien tranh voi nga hinh 1

Thâm hụt ngân sách của Ukraine được dự đoán sẽ đạt 22% GDP trong năm nay. Ảnh: Oleg Petrasyuk/EPA.

Một nguồn tin cho rằng, chính phủ nước này nên tăng quy mô số người nộp thuế nhằm cải thiện tài chính của chính phủ, trong khi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ tiền tệ.

Đồng thời, các biện pháp chống tham nhũng để hạn chế lượng tiền mặt bị rò rỉ ra khỏi nền kinh tế, giúp chính phủ đối phó với chi phí của một cuộc chiến kéo dài cũng rất thiết thực.

Sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng Hai, Kyiv đã thực hiện một loạt các biện pháp kinh tế khẩn cấp để đối phó với sự gián đoạn và chi phí quân sự tăng thêm.

Trong khi các chính phủ nước ngoài tài trợ và cung cấp khí tài quân sự và huấn luyện để hỗ trợ chiến tranh, Kyiv đã tài trợ cho hầu hết các chính sách trong nước của mình bằng cách in đồng nội tệ, đồng hryvnia và hoãn thanh toán 20 tỷ USD nợ nước ngoài.

Cơ quan xếp hạng Moody’s đã dự báo rằng thâm hụt ngân sách của Ukraine sẽ đạt 22% GDP trong năm nay (khoảng 50 tỷ USD), buộc chính phủ phải in tiền để lấp đầy khoảng trống.

Đồng hryvnia mất giá gần đây đã không thể giảm bớt áp lực từ các nhà đầu tư quốc tế, những người cho rằng “sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với Ukraine chỉ một phần chuyển thành một nguồn tài chính vững chắc”. Tương tự, việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản lên 25% đã không tạo được niềm tin cho nền kinh tế nước này.

Các nhà kinh tế cho rằng chính phủ nên ngừng dựa vào Ngân hàng trung ương để in tiền và bắt đầu đánh thuế những người Ukraine giàu có và bán trái phiếu chiến tranh cho các công dân bình thường. Ukraine có mức thuế thu nhập cá nhân không đổi là 18%. Thuế quân sự được áp dụng vào năm 2015 cộng thêm 1,5 điểm phần trăm nữa.

“Nếu chính phủ không thể khiến khoản thuế này lũy tiến, thì chắc chắn các khoản “phụ phí chiến tranh” sẽ nhân lên gấp bội. Ví dụ, phụ phí sẽ chỉ áp dụng đối với thu nhập hoặc vốn trên một ngưỡng nhất định có thể dễ dàng được chấp nhận hơn về mặt chính trị và có thể được thu hồi sau chiến tranh.

Trong khi đó, G7 và EU đã công bố các cam kết tài trợ chính thức cho Ukraine trị giá 29,6 tỷ USD. Tuy nhiên, các đồng minh nước này và các tổ chức tài chính quốc tế được cho là mới chỉ giải ngân được 12,7 tỷ USD.

Báo cáo của các nhà kinh tế trùng hợp với phân tích của Ngân hàng Thế giới, EU và Kyiv cho thấy tác động của cuộc chiến đối với đất nước Ukraine và cuộc tấn công của Nga đã gây hại cho cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, lĩnh vực y tế và đẩy mức nghèo lên cao như thế nào.

Họ cho biết, tính đến ngày 1/6, thiệt hại trực tiếp đã lên tới hơn 97 tỷ đô la, trong đó nhà ở, giao thông, thương mại và công nghiệp là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự gián đoạn đối với nền kinh tế dự kiến sẽ tiêu tốn thêm 252 tỷ đô la trong năm nay, cắt giảm 15,1% GDP của Ukraine và tăng tỷ lệ người nghèo từ 2% lên 21%.

“Trong 18–36 tháng tới, Ukraine sẽ cần khoảng 105 tỷ USD [từ các nguồn tài chính nội bộ và các nhà tài trợ bên ngoài] để giải quyết những nhu cầu cấp thiết nhất,” một nguồn tin cho hay.

Báo cáo của các nhà kinh tế đề xuất mở rộng cơ sở thuế và tăng thuế suất để tồn tại trong thời kỳ xung đột, chỉ ra rằng các chính phủ thời chiến luôn làm như vậy.

Thoát phụ thuộc vào một loại nội tệ cố định cũng sẽ giảm bớt áp lực lên ngân hàng trung ương trong việc lặp lại đợt giảm giá 25% vào tháng Bảy. Đồng tiền có giá trị cao khuyến khích các công ty dựa vào nhập khẩu, điều này làm tăng thâm hụt cán cân thương mại vốn đã lớn. Tuy nhiên, một đồng tiền tự do thả nổi có thể biến động mạnh trong bối cảnh xuất hiện những tin tức rình rang về việc tiến hành chiến tranh.

Gây tranh cãi hơn, các tác giả cho rằng tham nhũng dai dẳng và một khu vực kinh doanh tiềm ẩn, không bị đánh thuế sẽ khó cải cách nếu sử dụng các thể chế hiện tại, nói thêm: “Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Ukraine phải theo đuổi việc bãi bỏ quy định triệt để rộng rãi đối với hoạt động kinh tế, tránh kiểm soát giá cả và tạo điều kiện cho việc phân bổ lại các nguồn lực một cách hiệu quả".

Theo nhiều nguồn tin, Kyiv gần đây đã bắt đầu bán lượng điện “dư thừa” của mình cho EU để tạo ra ngoại hối sau khi nới lỏng các ràng buộc đối với máy phát điện.

Đồng thời, “giỏ bánh mì của châu Âu” cũng đã đưa ra những cải cách đối với thị trường lao động cho phép các công ty “sa thải người lao động một cách tương đối dễ dàng và đơn phương đình chỉ các yếu tố của hợp đồng lao động”. Tương tự, người lao động muốn chuyển việc không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động nữa.

Lê Na (Theo TheGuardian)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp