Ukraine cáo buộc các ngân hàng Mỹ và châu Âu vẫn liên kết với Nga

Thứ bảy, 16/07/2022 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngờ vực các ngân hàng lớn nhất nhì toàn cầu vẫn làm ăn với Nga, Ukraine ra yêu cầu các ông chủ ngân hàng Mỹ và châu Âu cắt đứt quan hệ với các nhóm buôn bán dầu mỏ của Nga.

Ngân hàng JPMorgan Chase là ngân hàng lớn mạnh, quyền lực nhất nước Mỹ (2,74 nghìn tỷ USD), ngân hàng này đầu tư quyết liệt vào các dịch vụ kỹ thuật số và AI, nhờ đó thu hút được lượng lớn khách hàng sành công nghệ, đặc biệt là giới trẻ. Năm 2019, JPMorgan Chase đầu tư 11,4 tỷ USD cho công nghệ, nhiều hơn bất kỳ ngân hàng nào khác ở Mỹ.

Cái tên HSBC vốn có nguồn gốc từ năm 1865 khi mở văn phòng tại Trung Quốc: HSBC là viết tắt của Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Đến năm 1991, HSBC Holdings plc được thành lập với vai trò là công ty mẹ và hợp pháp hóa việc mua lại ngân hàng Midland ở Anh. Hiện trụ sở chính của HSBC ở London song có văn phòng tại 85 quốc gia khác nhau.

ukraine cao buoc cac ngan hang my va chau au van lien ket voi nga hinh 1

Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế cho tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, cáo buộc các ngân hàng ‘kéo dài’ cuộc chiến bằng cách cung cấp tín dụng cho các công ty vận chuyển dầu của Nga. Ảnh: Getty Images.

Ông Oleg Ustenko, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Zelenskyy, đã viết tâm thư cho các chủ ngân hàng bao gồm JPMorgan (Mỹ) và HSBC (Anh), yêu cầu những ngân hàng nêu trên hãy ngừng hỗ trợ cho các công ty kinh doanh dầu của Nga và bán cổ phần trong các tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom và Rosneft.

Theo hãng tin Financial Times, trong tuần này, những lá thư có nội dung tương tự cũng được gửi đến ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ (Citigroup - 1,96 nghìn tỷ USD) và ngân hàng lớn nhất Pháp và thứ hai châu Âu (Crédit Agricole - 2,4 nghìn tỷ USD).

Được biết, Ukraine đã cáo buộc các ngân hàng trên "kéo dài" cuộc chiến bằng cách cung cấp tài chính cho các công ty vận chuyển dầu của Nga và được thông báo rằng họ sẽ bị cấm tham gia vào quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh.

Trong một cuộc phỏng vấn với FT, ông Ustenko nói rằng Bộ Tư pháp Ukraine có ý định khởi kiện các ngân hàng tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) khi chiến tranh kết thúc và các dịch vụ an ninh của Ukraine đang thu thập thông tin về các tổ chức tài chính hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch của Nga.

"Theo tôi, họ đang gián tiếp gây nên tội ác chiến tranh bởi vì đang hỗ trợ và ủng hộ Nga theo cách chính xác này", ông tuyên bố rằng nguồn thu từ dầu khí của Nga tài trợ cho việc mua tên lửa và tên lửa được sử dụng chống lại người Ukraine.

Được biết, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không có thẩm quyền điều tra hoặc buộc tội các chính phủ hoặc công ty. Tuy nhiên, các cá nhân từ các tổ chức đó có thể bị điều tra và truy tố.

Theo cáo buộc của Ukraine, các bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng HSBC và Crédit Agricole sở hữu cổ phần trong các công ty dầu khí quốc gia của Nga (Gazprom và Rosneft). Hãng Finance Times đưa tin, Citigroup cung cấp các cơ sở tín dụng cho công ty dầu khí Nga Lukoil cũng như Vitol - Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn của Thụy Sĩ-Hà Lan.

Được biết, vào giữa tháng 4, Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn của Thụy Sĩ-Hà Lan (Vitol Group) xác nhận không có kế hoạch ký kết các thỏa thuận mới với các doanh nghiệp Nga cung cấp dầu và các chế phẩm dầu mỏ. Theo Bloomberg, tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn của Thụy Sĩ-Hà Lan là Vitol Group đang có kế hoạch ngừng kinh doanh dầu và các sản phẩm dầu có xuất xứ từ Nga đến cuối năm nay. Theo người phát ngôn Vitol, sản lượng của công ty dầu mỏ Nga “sẽ giảm đáng kể trong quý 2/2022, khi các nghĩa vụ hợp đồng hiện tại giảm.”

Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan nhận cáo buộc vẫn mở rộng hạn mức tín dụng cho tập đoàn kinh doanh năng lượng Thuỵ Sĩ-Hà Lan (Vitol), trong khi quỹ đầu tư Chứng khoán Nga của họ nắm giữ cổ phần tại Gazprom, Sberbank và Rosneft, được mô tả trong thư là một số tài sản kinh tế quan trọng nhất của Điện Kremlin.

Chính phủ Ukraine đặc biệt bất ngờ với JPMorgan sau khi công bố một lưu ý của nhà phân tích cảnh báo rằng nỗ lực áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga có thể đẩy giá toàn cầu lên mức "bình lưu 380 USD/ thùng".

Trong một tuyên bố, JPMorgan cho biết họ đóng một vai trò tích cực trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt của phương Tây: Quản lý các biện pháp trừng phạt là một công việc to lớn đối với tất cả các tổ chức tài chính toàn cầu, chúng tôi đã phát hiện nhanh chóng và chăm chỉ thực hiện các biện pháp trừng phạt đa phương đối với các ngân hàng lớn, ngân hàng trung ương, các công ty và cá nhân của Nga.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Citigroup và Crédit Agricole đã không trực tiếp trả lời các bình luận của ông Ustenko, nhưng tái khẳng định trong các tuyên bố trước đây về việc đình chỉ và rút ngắn các hoạt động trở lại ở Nga. HSBC và Citigroup đang đàm phán với những khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương của họ.

Tuy nhiên, các chủ ngân hàng lưu ý rằng không thể thoái vốn một số cổ phiếu của họ ở Nga do các lệnh trừng phạt hoặc việc ngừng giao dịch một số cổ phiếu nhất định.

Bên cạnh đó, tập đoàn kinh doanh năng lượng Vitol (Hà Lan) cho biết họ đã cắt giảm 80% hoạt động kinh doanh dầu của Nga kể từ cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt nổ ra và các hoạt động còn lại đều tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây, vốn được thiết kế để giữ cho dầu của Nga tiếp tục chảy.

Lê Na (Theo Finance Times)

Bình Luận

Tin khác

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm