Ùn ứ 4.100 container hàng hóa nông sản: 10 năm vẫn giẫm phải vết xe đổ

Thứ năm, 16/12/2021 06:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cũng giống như nhiều vụ ùn ứ hàng hóa xảy ra trong 10 năm qua, một số container vận chuyển hàng nông sản không chờ được, đành phải vứt bỏ hàng tấn nông sản, chấp nhận mất trắng.

Liên quan tới vụ việc 4.100 xe container hàng hóa nông sản bị ùn ứ tại Lạng Sơn, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội khẳng định: Việc hàng nghìn xe nông sản bị ùn ứ tại Lạng Sơn, phần lớn lỗi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.

Theo ông Phú: Câu chuyện hàng hóa, nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Đây là thực trạng đã xảy ra liên tục trong 10 năm qua.

un u 4100 container hang hoa nong san 10 nam van giam phai vet xe do hinh 1

Câu chuyện hàng hóa, nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Đây là thực trạng đã xảy ra liên tục trong 10 năm qua.

Thế nhưng, do tác động của đại dịch COVID-19, và việc thay đổi chính sách nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực biên giới của Trung Quốc, nên trong đợt ùn ứ lần này được đánh giá lớn nhất từ trước tới nay.

“Mọi năm, cuối tháng 12 là thời điểm tập kết hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc để phục vụ đất nước tỷ dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thế nhưng, hiện nay, phía Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh rất chặt, họ đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ khi nhập khẩu hàng hóa ở các cửa khẩu. Điều này dẫn đến hiện tượng ùn ứ là điều dễ hiểu”, ông Phú nói.

Từ lý do này, ông Phú phân tích: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có lỗi khi không quán xuyến được lĩnh vực, ngành nghề do họ quản lý. 

Về phía Tổng cục Hải quan, cơ quan này cũng lơ là trách nhiệm, không tham mưu kịp thời cho các Bộ, ngành phụ trách và để gây ra hiện tượng 4.100 xe container, đa phần là hàng nông sản ùn ứ ở khu vực cửa khẩu.

Riêng về Bộ Công Thương, ông Phú rất tiếc khi đơn vị này một lần nữa chủ quan trong vấn đề phát triển các trạm điện, kho lạnh ở khu vực cửa khẩu.

Ngay từ 10 năm trước, trong các đợt công tác ở phía bên kia biên giới, ông Phú nhận thấy phía Trung Quốc đã phát triển đồng bộ kho lạnh, trạm điện, trạm nước nhằm phục vụ công tác xuất nhập khẩu.

Vì vậy, trong trường hợp có hiện tượng ùn ứ, tắc nghẽn cửa khẩu, các thương lái Trung Quốc có thể gửi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản vào các kho lạnh bảo quản. Đối với các xe container có kho lạnh đằng sau, Trung Quốc cũng có các trạm điện cho các thương lái sử dụng.

Ngược lại, tại Việt Nam, hầu như không có các kho lạnh, trạm điện lớn tại khu vực biên giới, cửa khẩu. Vì vậy, khi xảy ra ùn tắc, các thương lái sẽ chịu thiệt hại rất lớn.

“Trước đây, 2 kỳ Bộ trưởng trước, Bộ Công Thương đã có kế hoạch phát triển một số kho lạnh lớn ở khu vực biên giới phía Bắc, tập trung nhiều ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. Thế nhưng, cho tới hiện nay, kế hoạch này chưa được triển khai”, ông Phú thẳng thắn chia sẻ.

Trước thực trạng không có kho bảo quản, trong trường hợp không thể đưa hàng hóa, nông sản sang bên kia biên giới kịp tiêu thụ, phải nằm chờ từ 10 - 20 ngày, mới tới lượt, điều này có thể khiến hàng chục nghìn tấn nông sản ở các cửa khẩu Lạng Sơn bị hỏng. Lái thương có nguy cơ mất trắng.

Cũng giống như nhiều vụ ùn ứ hàng hóa xảy ra trong 10 năm qua, một số xe container vận chuyển hàng nông sản không chờ được, đành phải vứt bỏ hàng tấn nông sản, chấp nhận mất trắng.

Một số khác “kịp quay đầu” về đồng bằng tiêu thụ, với mức giá rẻ như cho, nhưng quay đầu chưa chắc đã là bờ. Bởi vì, với hàng chục nghìn tấn hàng hóa nông sản, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết.

“Ví dụ, trong đợt ùn ứ lần này có 1.000 tấn mít bị ùn ứ tại cửa khẩu, khi quay về Hà Nội, lực cầu của thành phố chỉ khoảng 100 tấn là cùng. Vậy 900 tấn còn lại, không còn cách nào khác, cũng phải vứt đi. Trừ khi có nhà máy chế biến nông sản nào chấp nhận thu mua, vấn đề này mới tạm thời được giải quyết”, ông Phú nói.

Ngoài lỗi của các cơ quan chức năng, ông Phú nhìn nhận thẳng thắn: Các thương lái của Việt Nam, sau bao nhiêu vụ việc tương tự đã diễn ra trong quá khứ, nhưng vẫn chưa rút kinh nghiệm, tiếp tục đi theo vết xe đổ.

Hiện nay, tỷ lệ hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch, tới khu vực giao thương biên giới sẽ có các đội thương lái Trung Quốc “tiền trao, cháo múc”, không hề có hợp đồng ràng buộc nào. 

“Khi xảy ra ùn ứ, thì phải chịu, chẳng biết bắt đền ai. Nhưng nếu thương lái biết rút kinh nghiệm khi làm ăn với Trung Quốc, họ sẽ lựa chọn xuất khẩu chính ngạch, dù phải gánh thêm một số chi phí, làm giảm lợi nhuận, thế nhưng, xuất khẩu chính ngạch sẽ có hợp đồng với đối tác nhập khẩu, có sự ràng buộc giữa hai bên, thiệt hại chắc chắn sẽ ít hơn”, ông Phú chia sẻ.

Ông Phú nhấn mạnh: Nói tóm lại, trong vụ việc lần này, lỗi của chúng ta nhiều hơn, chiếm tới 70% - 80%. Vì vậy, trước khi trách ai, trước hết phải tự trách bản thân.

Để ngăn chặn triệt để tình trạng này, ông Phú khuyến cáo các lái thương hàng hóa nông sản nên tìm cách xuất khẩu nông sản bằng đường chính ngạch. 

Bên cạnh đó, ông Phú kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc biệt là Bộ Công Thương nên có giải pháp phát triển các kho lạnh ở khu vực biên giới, có thể sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, hoặc huy động doanh nghiệp tư nhân cùng đồng hành.

“Điều quan trọng là các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải Quan phải cùng ngồi lại, tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, để chấm dứt tình trạng này 1 lần và mãi mãi”, ông Phú nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp