Ứng dụng công nghệ - lối ra cho ngành bán lẻ

Thứ năm, 14/03/2019 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giới chuyên gia nhận định, ngành bán lẻ Việt Nam muốn phát triển cần phải bắt nhịp được với xu thế của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi, chỉ khi có sự góp sức của công nghệ, các doanh nghiệp (DN) ngành bán lẻ mới có thể trụ vững trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay.

Cần nỗ lực ứng dụng công nghệ

Công nghệ sẽ giúp ngành bán lẻ hội nhập sâu rộng hơn (Ảnh minh họa)

Công nghệ sẽ giúp ngành bán lẻ hội nhập sâu rộng hơn (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2018 có sự gia tăng mạnh cả về quy mô và tốc độ khi tăng trưởng 11,6% so với năm 2017. Và cũng như các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, ngành bán lẻ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Vụ Thị trường trong nước nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý - công nghệ sinh học, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ tới các loại hình kinh tế trong đó có DN thuộc ngành bán lẻ.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Việt Nam là nước đang phát triển, việc tiếp cận những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để các DN bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường… 

Có thể khẳng định, bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến – bán lẻ của thời công nghệ hiện đại, đang ngày một xóa nhòa ranh giới. Giới chuyên gia trong ngành bán lẻ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, hai yếu tố quyết định sự phát triển của ngành chính là công nghệ và sáng tạo. Nếu không có hai yếu tố này, bán lẻ Việt Nam sẽ không phát triển được trong bối cảnh thế giới hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Xu thế chung của thị trường bán lẻ thế giới được phác thảo bằng bức tranh các nhà bán lẻ trực tuyến có xu hướng mở thêm cửa hàng thực thể bằng cách xây dựng hoặc thuê của nhà cung cấp. Điều này nhằm giúp khách hàng không chỉ chọn mua sản phẩm trực tuyến, mua sắm online thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động, mà còn có thể cảm nhận trực tiếp sản phẩm.

Lời khuyên được các chuyên gia ngành bán lẻ đưa ra hiện nay là các DN bán lẻ cần phải nỗ lực nâng cao ứng dụng công nghệ cùng với đó là phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Chỉ khi đạt được những yếu tố này, ngành bán lẻ mới có thể dễ dàng chinh phục được các yêu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng hiện nay.

Tận dụng ưu thế của thương mại điện tử

Ứng dụng công nghệ - lối ra cho ngành bán lẻ (Ảnh minh họa)

Ứng dụng công nghệ - lối ra cho ngành bán lẻ (Ảnh minh họa)

Cũng giống như kênh bán lẻ truyền thống, các kênh bán lẻ trực tuyến đều cần phải xây dựng được thương hiệu, hình ảnh, chữ tín đối với người tiêu dùng. Đó là yếu tố sống còn để các DN bán lẻ trong nước có thể cạnh tranh được với bán lẻ ngoại. Thêm vào đó, theo giới chuyên gia, những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 mở ra muôn vàn cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Công nghệ và những thành tựu của sự phát triển hiện đại, sàn thương mại điện tử sẽ kết nối nhà phân phối với người tiêu dùng, xóa nhòa khoảng cách khong gian và thời gian. Đây chính là ưu thế của cách mạng công nghiệp 4.0 dành cho các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành bán lẻ.

Giới chuyên gia nhận định, yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của ngành bán lẻ chính là công nghệ. Công nghệ tạo ra đặc thù độc đáo, khuyến khích sự tương tác của khách hàng với công nghệ số. Qua đó, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mọi thứ qua điện thoại thông minh, thậm chí có thể tới cửa hàng tự thiết kế, lựa chọn rồi đặt món hàng đó.

Tuy nhiên, không giống như bán lẻ truyền thống, bản lẻ trực tuyến đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải thành thục, có trình độ, khả năng nắm bắt, tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhạy bén, thành thục… Do đó, khâu đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, thao tác tạo nguồn nhân lực mạnh cho ngành bán lẻ trực tuyến là cần phải được chú trọng. Đây chính là một trong những vấn đề khá hóc búa của ngành bán lẻ nước nhà hiện nay.

Dù vậy, xu hướng ứng dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh, sản xuất là tất yếu đối với bất cứ một ngành kinh tế nào trong bối cảnh hiện nay. Giới chuyên gia đánh giá, doanh nghiệp hiện nay muốn trụ vững và phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải chú trọng giải quyết các vấn đề như sự kỳ vọng của khách hàng, tăng cường chất lượng dịch vụ sản phẩm, đổi mới phương thức hợp tác, tư duy quản lý điều hành doanh nghiệp.

Duy Hưng

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp