Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng

Thứ hai, 04/11/2019 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 4/11, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức công bố Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2019, đề cập đến các vấn đề về nguồn năng lượng, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, tác động khí hậu và ô nhiễm.

Các đại biểu trao đổi trong Lễ Công bố Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2019. Ảnh: Lê Nam

Các đại biểu trao đổi trong Lễ Công bố Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2019. Ảnh: Lê Nam

Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông Morten Baek – Quốc vụ khanh Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch từ ngày 4 – 5/11/2019, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng.

Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 là một sản phẩm hợp tác giữa Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương và Cục Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch, cung cấp nền tảng trên cơ sở kịch bản hóa để hỗ trợ các quyết định chính sách, bằng cách làm rõ triển vọng phát triển hệ thống năng lượng đến năm 2050, dựa trên mô hình hệ thống năng lượng được tư liệu quá đầy đủ và chi tiết.

Báo cáo mô tả các kịch bản cho ngành Năng lượng Việt Nam nhằm đạt được một lộ trình phát triển bền vững và có chi phí thấp, giảm phát thải khí CO2 so với các mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương co biết: Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về các kịch bản phát triển điện và năng lượng, các khuyến nghị chính sách đối với các vấn đề trọng tâm liên quan đến sự phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam trong dài hạn, cung cấp thông tin đầu vào quan trọng để phục vụ cho việc xây dựng Quy hoạch phát triển điện 8 cũng như Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và an toàn, an ninh năng lượng.

Cũng tại buổi lễ, ông Jakob Stenby Lundsager, cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho biết, Việt Nam nhập khẩu thuần than kể từ 2015 và xu hướng này càng ngày càng tăng. Từ 2020 - 2030 nhập khẩu nhiên liệu sẽ tăng gấp 3 và 2050 sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay. Điều này cho thấy, 3/4 tiêu thụ năng lượng của Việt Nam là từ năng lượng nhập khẩu.

 "Cần sớm dừng đầu tư nhà máy nhiệt điện than mới, để góp phần quan trọng vào giảm phát thải CO2, giảm nhập khẩu nguyên liệu"- ông Jakob Stenby Lundsager khuyến nghị

Ông Jakob Stenby Lundsager cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than hiện nay. 

Nhưng thách thức với Viêt Nam vì phải mở rộng nhiều hệ thống điện, phải đầu tư hệ thống lưới điện và truyền tải điện. Do đó, cần khuyến nghị khung pháp lý ổn định, đơn giản, minh bạch và tăng cường tính cạnh tranh đối với các dự án năng lượng tái tạo. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Kế hoạch - quy hoạch, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, có 5 thách thức trong phát triển năng lượng Việt Nam.

Một là, nhu cầu năng lượng tăng mạnh đặt ra yêu cầu phải thực hiện tiết kiệm năng lượng theo hướng hiệu quả hơn; Hai là, các nguồn năng lượng như than, dầu đang chiếm ưu thế đã được khai thác, bị phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, phải xây dựng cảng mới để nhập khẩu than và khí; Ba là, nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, nhưng đặt ra thách thức trong việc tích hợp điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện, các công cụ chính sách; Bốn là, thách thức trong cân bằng điện khi năng lượng tái tạo phát triển; Và năm là thách thức trong giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu.

Để đảm bảo năng lượng tái tạo có tỉ trọng đến 2030 với 40% năng lượng tái tạo, tích hợp tối đa nguồn điện, ngành năng lượng cần đầu tư vào hệ thống lưới điện truyền tải và hệ thống lưu trữ điện năng có thể tích hợp tối đa nguồn năng lượng tái tạo...

Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (Chương trình DEPP) bắt đầu được triển khai với Giai đoạn 1 từ năm 2013. Hiện tại Chương trình đang trong Giai đoạn 2 từ năm 2017 đến năm 2020, do Bộ Công Thương và Cục Năng lượng Đan Mạch phối hợp triển khai thực hiện, với tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 21,6 triệu DKK (tương đương 3,15 triệu USD).

Chương trình DEPP, giai đoạn 2 (2017 - 2020) bao gồm 03 Hợp phần:

Hợp phần 1: Nâng cao năng lực về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, hợp tác với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo;

Hợp phần 2: Nâng cao năng lực tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, hợp tác với Cục Điều tiết điện lực;

Hợp phần 3: Phát triển carbon thấp trong ngành công nghiệp, hợp tác với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

Lê Minh

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản