Vài cảm nhận về Dòng Đời!

Thứ tư, 03/08/2016 22:19 PM - 0 Trả lời

Hơn bảy tháng trước, nhà báo Nguyễn Xuân Lương được Nhà xuất bản Văn học in, phát hành cuốn Văn tuyển “Có một ngày như thế- Đẹp Mãi” 500 trang, gồm ba thể loại: Truyện, Ký và Thơ. Nay nhà báo Nguyễn Xuân Lương lại có thêm cuốn Truyện ngắn & Ký “DÒNG ĐỜI”, do Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành.

(NB&CL) Hơn  bảy tháng trước, nhà báo Nguyễn Xuân Lương được Nhà xuất bản Văn học in, phát hành cuốn Văn tuyển “Có một ngày như thế- Đẹp Mãi”  500 trang, gồm  ba thể loại: Truyện, Ký và Thơ. Kế đó, cũng nhà xuất bản này in, phát hành cuốn truyện lịch sử: Thái Bảo Huân Quận công- Danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Nay nhà báo Nguyễn Xuân Lương lại có thêm cuốn Truyện ngắn & Ký “DÒNG ĐỜI”, do Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành.

Dòng Đời gồm 19 bài viết và phần phụ lục có 5 bài viết của các nhà văn, nhà báo nói đôi điều về sách của Nguyễn Xuân Lương. Đó là những lời nhận xét, khích lệ của công chúng như chính tác giả viết trong Lời cuối sách. Trước hết, phải nói trong nhiều năm trở lại đây, nhà báo Nguyễn Xuân Lương thiên về  Bút ký, Ký sự, Truyện lịch sử. Thi thoảng anh cũng có thơ đăng trên  báo. Lần này, như anh nói: “Truyện ngắn chỉ là thể nghiệm. Đúng hơn là tập VIẾT - thể loại văn học vốn được thiên hạ tôn vinh là “đặc sản” của  nghề văn chương, chữ nghĩa".

image001

Tác giả khiêm nhường, nhưng đọc mấy truyện ngắn của anh, tôi có chung cảm nhận thích thú. Đó là những cốt truyện đời thường, thậm chí đơn giản trong đời sống thường ngày, nhưng được người viết chủ tâm chắt lọc từng chi tiết nhỏ, cốt để tôn vinh vẻ đẹp của con người, dù đó là thiện hay chưa thiện. Truyện Làng Kẻ; Việc thiện; Lài và Hồng; Hai người Hàn Quốc; Mai em về; Bản tình ca bên kia sông Đuống… cho ta một góc nhìn chân thật, trong sáng, uyển chuyển hơn về đất và người được tái hiện vào sách. Có thể nói, đó là tính nhân văn & sự lãng mạn thời cuộc, chân chất của những tâm hồn, trí tuệ về đất và người trong mỗi truyện, bài ký.

Sách Dòng Đời có độ dài vừa phải, giàu chất liệu và hình ảnh, đúng như nhận xét của nhà văn Đoàn Minh Tuấn: “Có thể nghĩ rằng, Nguyễn Xuân Lương là người đã quá Tam Giang vượt Ngũ Hồ. Nói cách khác anh đi đây đó không phải để biết mà để viết, để cảm nhận, để suy tư và hoài niệm những việc, những điều đã chắt lọc để rồi tự nó đơm hoa kết trái như cây đời của thế giới tự nhiên. Đó chính là những trang văn hấp dẫn người đọc tựa như  mở cửa thấy núi -  thủ pháp của Đường Thi; đọc câu đầu, khiến người đọc thích đọc hết cả bài”.

Nhà văn Phan Quang khi đọc cuốn “Có một ngày như thế - Đẹp mãi” của Nguyễn Xuân Lương đã viết: “Nói đi cần nghĩ lại. Tôi vừa nói mừng anh nhiều mà cũng hơi tiếc cho anh. Giá anh không bận rộn về công tác quản lý, có nhiều thời gian vật chất hơn, hẳn cống hiến của Nguyễn Xuân Lương cho báo chí, văn học còn đồ sộ gấp mấy. Thế nhưng, chẳng phải ông cha ta thường dạy: Văn hay chẳng lo ngắn dài. Còn thiên hạ đông tây kim cổ vẫn tâm niệm: quý hồ tinh đó sao?. Phan Quang nhắc lại cảm nhận  của  nhà văn Tô Hoài: Đọc ký của Nguyễn Xuân Lương ta cảm như có cái gì đó cuồn cuộn, bồng bềnh, trong mát tựa dòng sông La, Ngàn Phố quê hương anh”.

Dòng Đời, theo thiển nghĩ của tôi, nó hàm chứa những cuộc đời, nhưng hiến dâng, những mất mát của những con người, vùng đất mà tác giả đề cập là đời sống hiện thực, ngọt bùi và cay đắng đan xen, lan tỏa, giải tỏa như chính đời sống đương đại, nhất là những mẩu chuyện xẩy ra trong thời điểm chiến tranh ác liệt, kéo dài, kéo theo những mất mát, tổn thất, đổ vỡ… của những số phận vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Tác giả không tô vẽ thêm, thậm chí còn gọt dũa không ít cái thực của từng câu chuyện, chính là để hướng tới chân, thiện, mỹ của con người dù trong bối cảnh, điều kiện nào của cuộc sống. Chỉ thế thôi, người đọc đã có thể cảm nhận được “Nghề báo là nợ đời, tình người. Cao hơn đó còn là duyên số nữa”.

Ở tuổi ngoài bát thập, Dòng Đời  là cố gắng lớn  của nhà báo Nguyễn Xuân Lương và xin được trân trọng sẻ chia cùng anh, một đồng nghiệp yêu đời, yêu nghề, như những cánh chim không mỏi….

        Phạm Quốc Toàn

Tin khác

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

(CLO) 42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh "Thi hứng 5" là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm "cầm kỳ thi họa" của mình gửi gắm vào nó.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Đời sống văn hóa
Triển lãm 800 tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm 800 tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại" trưng bày 800 tư liệu tiêu biểu, được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến của dân tộc.

Đời sống văn hóa