Vẫn còn dư địa giảm lãi suất

Thứ tư, 30/09/2020 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính sách hạ lãi suất của Việt Nam dù không giúp tăng trưởng tín dụng nhưng giúp giảm áp lực trả nợ rất nhiều. Nếu kiểm soát tốt lạm phát trong thời gian tới thì dư địa hạ lãi suất sẽ còn rất nhiều.

Bài liên quan

Tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2020: “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” do Ngân hàng Nhà nước phối hợp tổ chức sáng nay (30/9), chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh thông tin, GDP toàn cầu rơi mạnh trong quý 2/2020 (mức sụt giảm lớn hơn 10%), hiện tại kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục sau khi các biện pháp phong tỏa hoặc giãn cách xã hội được gỡ bỏ.

Vẫn còn dư địa giảm lãi suất.

Vẫn còn dư địa giảm lãi suất.

Về kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù bắt đầu có sự hồi phục nhưng rủi ro và bất ổn từ đại dịch chưa hết. GDP toàn cầu được dự báo giảm 4,5% trong năm nay trước khi tăng trở lại ở mức 5% trong năm 2021. Kinh tế Trung Quốc, Mỹ và châu Âu suy giảm ít hơn nhưng Ấn Độ, Mexico, Nam Phi lại suy giảm mạnh hơn so với dự báo trước đó dẫn tới sự hồi phục là khá mong manh.

Theo ông Thế Anh, sự sụt giảm GDP có tương quan chặt chẽ với sự sụt giảm tiêu dùng tư nhân. Tiêu dùng dịch vụ, đòi hỏi tương tác trực tiếp cao hay du lịch giảm mạnh nhất. Sự hồi phục diễn ra khi các biện pháp phong tỏa được gỡ bỏ. Do đó, biện pháp khoanh vùng dập dịch được sử dụng thay vì phong tỏa toàn quốc.

Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại tăng cao, tỷ lệ tiết kiệm tư nhân tăng vọt từ 10-20 điểm % ở hầu hết nước nước phát triển. Cùng với đó, tiền gửi ngân hàng của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh do nhu cầu đầu tư thấp. Dự báo, cầu tiêu dùng và đầu tư có thể tăng mạnh khi đại dịch kết thúc.Về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hồi phục từ tháng 4/2020 tuy nhiên tốc độ hồi phục chậm dần và du lịch quốc tế gần như biến mất. Các nước phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hay du lịch quốc tế như Ý hay Thái Lan gặp khó khăn trong hồi phục.

Về phản ứng chính sách. Thứ nhất, kinh tế thế giới có lẽ đã suy giảm mạnh hơn nếu không có các phản ứng chính sách mạnh mẽ và kịp thời từ các nước. Thứ hai, sự mở rộng tiền tệ chủ yếu chỉ giúp tạo niềm tin, giảm nghĩa vụ nợ và ổn định tài chính, ít có khả năng khôi phục cầu nội địa. Thứ ba, chính sách tài khóa có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế. Thứ tư, cung tiền và nợ công tăng cao và rủi ro nằm ở sau quá trình hồi phục.

Riêng Việt Nam do nằm trong nhóm các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương bởi nằm ở khu vực phi chính thức lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu, phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế. Trong khi tỷ lệ lạm phát và lãi suất cao cũng như “sức khỏe” của hệ thống tài chính chưa vững, cùng với đó là thâm hụt tài khóa và gánh nặng nợ cao trước đại dịch, vị này phân tích.

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng, ông Thế Anh dẫn chứng thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy quy mô tín dụng chịu ảnh hưởng của Covid-19 là hơn 2 triệu tỉ đồng – chiếm ¼ tổng quy mô tín dụng của toàn nền kinh tế gồm ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp.

Về chính sách hạ lãi suất của Việt Nam dù không giúp tăng trưởng tín dụng nhưng giúp giảm áp lực trả nợ rất nhiều. Nếu kiểm soát tốt lạm phát trong thời gian tới thì dư địa hạ lãi suất sẽ còn rất nhiều, ông Thế Anh nhận định. 

Ngọc An

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm