Vẫn còn nhiều lỗ hổng

Thứ năm, 09/08/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vốn là một quốc gia được coi là có tiềm năng về các loại tài nguyên khoáng sản nhưng hiện nay, cơ chế quản lý và khai thác các loại khoáng sản đối với chúng ta còn thể hiện nhiều bất cập, trong đó điển hình nhất về thuế và các khoản thu khác cho các hoạt động được coi là có tác động lớn nhất đối với môi trường này!

Lợi nhuận cao, đóng góp ít?

Hoạt động khai thác các loại khoáng sản vốn là thế mạnh của chúng ta từ trước đến nay. Nhưng có lẽ chưa bao giờ hoạt động này được coi là mạnh và có thể gọi là phát triển rầm rộ như hiện nay. Đến bất cứ tỉnh nào có khoáng sản, đâu cũng thấy những chủ trương như “tận dụng”, “tạo điều kiện” để cho các cá nhân, tổ chức “nhảy” vào khai thác khoáng sản. Cùng với những “tạo điều kiện” và rầm rộ này là việc phá hủy tài nguyên môi trường, những lời kêu ca của người dân. Sở dĩ có vấn đề này, theo nhiều chuyên gia, ngoài lợi nhuận vốn có thu hút thì chúng ta còn “quá thoáng”, thậm chí để xuất hiện nhiều lỗ hổng trong hoạt động này.

Nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến rằng, tài nguyên khoáng sản là quà tặng duy nhất và chỉ có một lần cho mỗi quốc gia, dân tộc. Đây là “thứ quà” không thể tái tạo được, sử dụng một lần sẽ hết và sẽ bước vào tình trạng khan hiếm, phải đi mua đối với nhiều quốc gia đã có nó và đã trở thành thực tế. Phải có quan niệm khốc liệt rằng, tài nguyên và khoáng sản là “quà tặng” của thiên nhiên đối với thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc.

Do vậy, để quản lý tốt và để “thứ quà” này trở thành là của cả dân tộc và của thế giới thì việc phân chia nó phải minh bạch. Việc khai thác (ăn) lãng phí hay khai thác độc quyền (ăn một mình) là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trên thực tế, việc “phân chia quà tặng” này đang tồn tại nhiều bất cập, nhiều lỗ hổng chính sách trong quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên.

Theo Học viện Tài chính, chính sách và lỗ hổng chính sách thuế, phí hiện hành đối với hoạt động khai thác tài nguyên cần phải có một số khuyến nghị về tổ chức quản lý đối với các hoạt động khai thác tài nguyên. Ngoài nguyên nhân từ quản lý, số thu thuế tài nguyên từ dầu thô còn thấp do thuế suất nhìn chung còn thấp. Căn cứ tính thuế tài nguyên còn những điểm chưa rõ ràng, bất cập và mâu thuẫn thể hiện ở giá tính thuế tài nguyên trong những trường hợp cụ thể với giá tính thuế tài nguyên khi quyết toán thuế.

Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản còn khá thấp. Ngay cả mức thu hiện hành cũng còn nhiều bất cập, chưa tính đủ chi phí xã hội vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, một số sản phẩm khác liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên thỏa mãn các tiêu chí đánh thuế bảo vệ môi trường nhưng hiện chưa nằm trong danh mục đánh thuế. Thu ngân sách từ khai thác khoáng sản chưa tương xứng với tổn thất môi trường.

Báo Công luận
 Quản lý và khai thác không tốt khoáng sản, ngoài thất thoát thì còn là việc phá hủy môi trường.
Nên áp dụng “tô mỏ”

Để tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản thành lợi nhuận chung, cùng hưởng của nhân dân, đã có nhiều kế hướng được đưa ra. Tuy nhiên, trong rất nhiều ý kiến và phương án thì cần tăng cường hơn nữa quản lý đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, tăng cường chống trốn thuế và các hành vi vi phạm pháp luật thuế, tích cực áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế.

Thất thu thuế tài nguyên ở một số địa phương, chủ yếu do khai thác lậu. Vai trò của chính quyền địa phương trong chống thất thu từ tài nguyên còn hạn chế. Nợ thuế ở một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản còn dây dưa kéo dài. Các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách và tổ chức đồng bộ hóa chính sách quản lý tài nguyên trong đó có chính sách thuế, phí.

Cần điều chỉnh mức thu thuế, phí cho phù hợp; sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế, ưu đãi thuế; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và thủ trưởng cơ quan thuế các cấp.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến thuế tài nguyên cần được áp dụng như “tô mỏ”. Theo đó, chính sách của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản cần hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp với “sở hữu toàn dân”. Trên thế giới, việc áp dụng tô mỏ (Mine Royalty) có lịch sử hơn 300 năm. Ở Việt Nam, từ năm Minh Mệnh thứ 21 (tức năm Đinh Dậu 1840), tô mỏ đã được áp dụng trong khai thác than ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, tô mỏ ở nước ta trên thực tế cho đến nay vẫn chưa được áp dụng.

Tô mỏ phải được coi như một dạng “thuế” nhưng không phải “thuế” và phân chia ở 3 cấp: Tuyệt đối, tương đối I, tương đối II. Tô mỏ tuyệt đối là phần lợi nhuận mà người khai thác mỏ có được nhờ tài nguyên khoáng sản đã có sẵn trong lòng đất, không phụ thuộc vào chất lượng của mỏ. Tô mỏ tương đối (vi phân) I được hình thành khi khai thác các mỏ có điều kiện tốt hơn các mỏ trung bình (phụ thuộc vào chất lượng của khoáng sản). Tô mỏ tương đối II hình thành khi DN khai thác đầu tư hoàn thiện công nghệ, nâng cao hiệu quả, phụ thuộc vào chủ đầu tư.

Muốn không thất thoát thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, cần thiết phải nguyên cứu các hình thức “tô mỏ” để áp dụng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoảng sản, nhằm đảm bảo công bằng quyền lợi các chủ mỏ và tăng thu ngân sách nhà nước.

Phương Nguyễn

Tin khác

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm