Vẫn “mải miết đi, miệt mài viết”!

Thứ năm, 29/03/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với tâm niệm “Làm được điều gì cần làm là làm, để các nhà báo sống vui, sống khỏe và không bao giờ nghĩ mình đã hết thời, tuổi già là già từ cổ trở xuống, cố giữ và tiết kiệm cái trí tuệ trên đầu… Hơn 20 năm qua, các nhà báo cao tuổi thuộc Ban Liên lạc các nhà báo Cao tuổi Hà Nội vẫn đang miệt mài viết “đều và điệu” cho cuộc đời này, chưa biết mỏi và luôn nguyện cầu mỗi ngày để được cống hiến”.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng dí dỏm, mở đầu câu chuyện với chúng tôi về những kỷ niệm đời, kỷ niệm nghề của những nhà báo cao tuổi Hà Nội.

Một mô hình hoạt động thú vị

Nhà báo Nguyễn Viêm Hoàng cho biết: Ra đời đầu những năm 90 (21/6/1992), sau khi Hội Nhà báo TP. Hà Nội được thành lập (năm 1989), với ý tưởng, tâm niệm của nhà báo Hồng Lĩnh- Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo TP. Hà Nội “không muốn để các nhà báo Hà Nội có cảm nhận mình hết thời, không còn là nhà báo nữa”. 

Đầu tiên Ban Liên lạc có tên “Các nhà báo hưu trí Hà Nội”, nhưng hai từ “hưu trí” với nghề báo nghe buồn. Bởi họ vẫn làm nghề, chỉ có lương là ngân sách BHXH chi trả. Rồi cái tên “Các nhà báo cao tuổi Hà Nội” chính thức được xác định.

Hiện nay, Ban Liên lạc nhà báo cao tuổi Hà Nội đã lên tới 150 hội viên. Rất nhiều nhà báo cao tuổi Hà Nội vẫn viết khỏe còn hơn những ngày tại chức. Bởi phần lớn họ làm công tác quản lý biên tập. Giờ như họ viết bù, viết bằng kinh nghiệm và trải nghiệm cả một đời nghề.

Báo Công luận
 Các nhà báo cao tuổi Hà Nội tham gia chuyến đi thực tế tại Khánh Hòa.

Hội Nhà báo Hà Nội có đặc san “Nhà báo Thủ đô” có tới 70% lượng bài là của các nhà báo cao tuổi “nuôi” tờ đặc san này trong suốt nhiều năm qua. Đến đội ngũ biên tập, Hội cũng “cậy nhờ” các nhà báo cao tuổi. Ngạc nhiên hơn nếu ai biết các nhà báo Thọ Cao, Giang Quân, Yên Thao, Vũ Phong Tạo, Lê Thị Túy… 70-80 tuổi vẫn viết đều tay theo “đặt hàng” của các báo mà lại viết khỏe và có trách nhiệm không bao giờ lỡ hẹn nộp bài. 

Nhiều nhà báo thường xuyên được các cơ quan báo chí mời đến nói chuyện truyền thống, truyền đạt kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ, về việc giữ ý chí, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị khi tác nghiệp, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn… cho các thế hệ nhà báo trẻ.

Lại có hơn chục nhà báo lứa tuổi 65-75 còn đi làm như công chức ở cương vị cố vấn thẩm định các tác phẩm báo chí cho các cơ quan truyền thông… Thu nhập cao hơn cả hồi chưa “hưu”. Một số nhà báo có viết văn còn “sòn sòn” ra tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tập bút ký, tập thơ và văn học dịch… một - hai năm một cuốn. 

Đặc biệt, thật vinh hạnh, nhà báo Giang Quân còn được Thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Công dân ưu tú” vì những cống hiến của ông trong sự nghiệp báo chí và văn hóa của thành phố khi ông bước sang tuổi “cụ”.

  “Cách đây 19 năm, Ban liên lạc Các nhà báo cao tuổi Báo Nhân Dân ngỏ ý kết nghĩa làm chúng tôi rất vui mà nhà báo Thọ Cao dùng mỹ từ mô tả là “Cuộc kết nghĩa Vườn Đào”. Vào mỗi dịp Kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng VN (21/6) “3 bác lớn” - Báo Hà Nội mới - Nhân Dân - Đài PT-TH Hà Nội, thay nhau đăng cai một buổi họp mặt cực kỳ vui, chia sẻ - hội thoại - ngâm thơ - thông tin nội bộ. Tất nhiên không thể thiếu bữa tiệc đứng sang trọng có bia hơi nồng ấm, vang tiếng “keng” chạm ly thủy tinh trong…”, nhà báo Khiếu Quang Bảo - Ban Liên lạc các nhà báo cao tuổi Hà Nội, hài hước.

Nhà báo không có tuổi, không biết đến tuổi già

Nhà báo Khiếu Quang Bảo còn chia sẻ một chuyện vui: Khi Kênh Truyền hình Nhân Dân mời tôi làm một talkshow 15 phút trong “Thông điệp cuộc sống” nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi mồng 1 tháng 10, BTV giới thiệu tôi là nhà văn, nhà báo Khiếu Quang Bảo năm nay 73 tuổi nhưng vẫn “mải miết đi, miệt mài viết” mỗi năm ra một cuốn sách, rồi hỏi:“Ông có sợ tuổi già không?”. 

Tôi cười rộn, nói: “Phải đi từ bình minh qua đỉnh trưa mới tới được buổi chiều. Phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ qua tuổi thanh niên mới đến được tuổi già. Phúc đức cho ai đi đến được tuổi già. Thế thì sao lại sợ? Nhưng tôi sợ, là sợ “lộ tuổi” cơ. Tôi đang làm việc cho một cơ quan truyền thông chung với lớp phóng viên trẻ đang độ tuổi 8X, 9X đời đầu và 7X đời chót. Quan hệ giao tiếp như bạn bè đồng nghiệp không vẩn vơ nghĩ đến tuổi, bởi tôi vẫn tháo vát nhanh nhẹn, trí tuệ minh mẫn, đôi tay dẻo mềm trên bàn phím, gương mặt vẫn lung linh sắc màu như màn hình Full HD. Giờ, chị giới thiệu tôi 73. Họ giật mình sực tỉnh, rằng họ bấy nay đang đánh bạn với một ông “cụ”. Đang là bạn bè nay bỗng kính nhi viễn chi - kính lão đắc thọ. Đau quá!

Báo Công luận
 Các nhà báo cao tuổi Hà Nội tham gia tranh tài tại Hội khỏe Nhà báo Thành phố

150 nhà báo cao tuổi Hà Nội hiện nay phần lớn là ở tuổi “cụ”. Hơn 20 năm qua, các hội viên - nhà báo cùng nhau cố gắng hết sức mình, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, để bản thân mình không sợ tuổi già. 

Hiện nay, nhà báo Xuân Hội - 2 khóa liên tục có cơ cấu trong Ban Chấp hành HNB TP. Hà Nội, được phân công phụ trách Ban Liên lạc các nhà báo cao tuổi Hà Nội. Đặc biệt là đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng cũng là thành viên nhà báo cao tuổi.

Hoạt động của Ban Liên lạc hiện nay được xem như hoạt động của một Chi hội báo chí. Niềm vui thì không ít, song, điều mà chúng tôi còn băn khoăn và mong muốn Hội Nhà báo Việt Nam cần xem xét để các nhà báo cao tuổi được chính danh hoạt động, để đóng góp vào quá trình kéo dài sự cống hiến của các nhà báo cao tuổi cho cuộc sống xã hội và sự nghiệp báo chí Việt Nam. Có lẽ, nghề báo là nghề sống dai bền nhất song hành với tuổi người làm báo. Giống như tình yêu, nhà báo không có tuổi, không biết đến tuổi già”, nhà báo Khiếu Quang Bảo trải lòng.

Lan Vi

 

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội