Vay ngân hàng, giáo viên tự tháo gỡ khó khăn trong khủng hoảng

Thứ ba, 21/04/2020 13:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng, bao gồm cả giáo dục. Nhiều cán bộ trong ngành Giáo dục đã tự thay đổi nếp nghĩ e dè đi vay và tìm đến những gói hỗ trợ vay tối ưu từ ngân hàng với lãi suất chỉ từ 5%/năm.

Cán bộ giáo viên chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh

Dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động đến nhiều mặt của đời sống, trong đó có giáo dục.

Bà Thu Trang, hiệu trưởng một trường cấp II tại quận I, TP.HCM, cho hay từ Tết đến nay, trường cho toàn bộ giáo viên nghỉ việc với mức hỗ trợ 850.000 đồng/người/tháng. Ở các địa phương khác, mức thu nhập của hàng nghìn giáo viên cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Thậm chí, nhiều giáo viên không có lương, phải xoay sang làm thêm công việc khác để đảm bảo cuộc sống.

Ngành Giáo dục bị ảnh hưởng không nhỏ về hoạt động dạy và học cũng như việc làm, thu nhập, đời sống của đội ngũ cán bộ nhà giáo. (Ảnh minh họa)

Ngành Giáo dục bị ảnh hưởng không nhỏ về hoạt động dạy và học cũng như việc làm, thu nhập, đời sống của đội ngũ cán bộ nhà giáo. (Ảnh minh họa)

Chị Hồng Loan là một giáo viên cấp II tại quận Ba Đình, Hà Nội. Hiện, chị sống cùng chồng và hai con nhỏ trong căn nhà đi thuê. Khi xảy ra đại dịch Covid-19, cuộc sống gia đình chị thay đổi 180 độ, từ ổn định chuyển sang bấp bênh.

“Hiện tổng thu nhập của tôi cùng chồng chỉ còn chưa đầy 1/3 so với trước trong khi các khoản chi phí sinh hoạt cơ bản, nuôi con, thuê nhà vẫn phải chi trả. Hai vợ chồng thì chưa có khoản tích cóp nào để dự phòng”, chị Loan bày tỏ.

Chị Loan chưa nghĩ ra giải pháp nào trước mắt cho bài toán khó về tài chính trong mùa dịch bệnh dự báo kéo dài. “Tôi cũng đã từng nghĩ đến chuyện đi vay ngân hàng nhưng cũng không có tài sản giá trị để cầm cố”, chị nói thêm.

Chung tay tháo gỡ khó khăn cho cán bộ giáo dục

Câu chuyện của chị Loan cũng đang là câu chuyện chung của nhiều gia đình giáo viên khác và cũng phản ánh tác động tiêu cực của Covid-19 đến nền kinh tế. Theo báo cáo đánh giá của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, kịch bản hết dịch tháng 6/2020 sẽ khiến giáo dục suy giảm tới 60% (cao nhất so với các lĩnh vực khác) và phải cơ cấu ngành. Điều này cho thấy tính dễ bị tổn thương và khó phục hồi của ngành Giáo dục, đòi hỏi chính sách hỗ trợ kịp thời từ xã hội.

Hiện một số ngân hàng đang triển khai chương trình cho vay dành cho CBNV đang công tác tại các trường học nhằm chung tay san sẻ gánh nặng và ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành Giáo dục.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn mang tâm lý e ngại khi vay ngân hàng bởi nhiều vấn đề. Có người e ngại khi vay khoản nhỏ vì nghĩ thủ tục hồ sơ sẽ rườm rà, mất thời gian. Nếu hỏi vay người quen thì lãi suất cao hơn một chút, bù lại sẽ nhanh chóng có vốn và cũng thuận tiện hơn. Có người lại e ngại không có tài sản đảm bảo như trường hợp của chị Loan.

Hơn bao giờ hết, trong tình hình dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế nói chung, con người cần thay đổi tư duy về tài chính sao cho phù hợp bằng việc tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ tối ưu cho cuộc sống của mình. Nếu có nhu cầu về vốn, ngân hàng là một giải pháp thích hợp, đặc biệt là ở thời điểm hiện nay với nhiều chương trình ưu đãi dành cho đối tượng giáo viên.

Ngân hàng hướng đến đối tượng là giáo viên, cán bộ ngành Giáo dục với mức ưu đãi lãi suất khi vay từ 5%/năm.

Ngân hàng hướng đến đối tượng là giáo viên, cán bộ ngành Giáo dục với mức ưu đãi lãi suất khi vay từ 5%/năm.

Với câu chuyện của chị Loan, qua giới thiệu của một người bạn, chị đã mạnh dạn tìm đến ngân hàng để vay vốn. “Sau khi cầm khoản tiền vay ngân hàng PVcomBank để sử dụng, mọi nghi ngại, định kiến trong tôi cũng không còn”, chị cho hay.

Theo chị Loan, gói vay của PVcomBank mà chị lựa chọn có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh mà không cần tài sản đảm bảo, rất phù hợp với bản thân chị. “Chỉ một số giấy tờ chứng thực thông tin cơ bản, các giáo viên như tôi đã có thể dễ dàng tham gia vào sản phẩm tín dụng này. Điểm này rất khác so với các gói vay trên thị trường”, chị Loan hồ hởi.

Nếu như so sánh, mức lãi suất 5%/năm của gói vay PVcomBank hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất trung bình đang dao động ở mức trên 12%. Ưu điểm hạn mức vay gấp 6 lần thu nhập bình quân, hồ sơ chứng minh thu nhập đơn giản là xác nhận lương/bảng lương hoặc sao kê lương, thời gian vay tối đa lên tới 60 tháng mà ngân hàng này đem tới khiến chị Loan thêm yên tâm để sử dụng nguồn tiền cho nhu cầu của gia đình.

Có thể nói, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, sự chung tay từ các nguồn lực xã hội, trong đó có sự hỗ trợ cả về tài chính lẫn chất lượng dịch vụ của ngân hàng thực sự có ý nghĩa đối với các thầy cô giáo để vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

PV

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục