“Vị đắng” cà phê Việt!

Thứ năm, 21/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Festival cafe Buôn Ma Thuột 2019 thu hút sự quan tâm của mọi người vừa khép lại. Những con số đáng tự hào về năng suất, sản lượng cà phê vẫn được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, giá trị thực sự, thương hiệu của cà phê Việt vẫn là nỗi niềm trăn trở của những người có tình yêu thực sự với cà phê.

Thực tế đáng buồn

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,7 triệu tấn cà phê, kim ngạch khoảng 3,5 tỷ USD, đây là một con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, dù là nước top đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê (chiếm 19% thị phần cà phê toàn cầu), chỉ sau Brazil, tuy nhiên lượng cà phê Việt Nam nhập khẩu cũng không ngừng tăng, chủ yếu dưới dạng rang xay, pha sẵn. Trong khi đó, có tới 90% cà phê xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô: Cà phê nhân xô. Như vậy là chỉ có 10% sản phẩm cà phê chế biến sâu, mang lại giá trị cao. Quả thực là một sự lãng phí quá lớn!

Mặc dù trước đó, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam - lý giải rằng, việc ngành cà phê đang xuất thô nhưng vẫn phải nhập khẩu sản phẩm chế biến vào thị trường nội địa để phục vụ tiêu dùng là do hiện nay, cà phê nước ta chủ yếu là Robusta, nhiều vị đắng và ít hương thơm. Do đó, để có được sản phẩm cà phê vừa thơm, lại có vị đắng vừa phải, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu cà phê Arabica về, trộn với cà phê Robusta với tỷ lệ 30 - 70 để có được sản phẩm cà phê đạt chuẩn.

Là quốc gia có thế mạnh về cà phê nhưng cà phê Việt vẫn chưa đạt những giá trị đích thực

Là quốc gia có thế mạnh về cà phê nhưng cà phê Việt vẫn chưa đạt những giá trị đích thực

Tuy nhiên, theo giám đốc một công ty nhập khẩu cà phê thì phần lớn cà phê nhập khẩu là cà phê đã qua chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan) nhưng họ quy ra bao cho dễ tính. Chủ yếu hàng nhập khẩu là loại chất lượng cao để phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng, tiệm cà phê cao cấp, cà phê trong nước chưa đáp ứng được. Do nhu cầu ngày càng nhiều nên lượng nhập khẩu cũng tăng dần.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, mỗi năm thế giới chi khoảng 500 tỷ USD cho cà phê tiêu dùng, nhưng doanh thu từ xuất khẩu cà phê của Việt Nam mới đạt 3,5 tỷ USD là quá khiêm tốn, cho thấy giá trị thương mại đạt quá thấp so với sản lượng (năm 2017 đạt hơn 1,5 triệu tấn, trong khi cả thế giới chỉ có khoảng 9 triệu tấn). Thực tế chứng minh hiện nay giá cà phê rất bấp bênh và giảm mạnh còn dưới 40.000 đồng/kg.

Chế biến sâu - “chìa khóa” của lối ra

Cà phê chế biến sâu là khâu có giá trị gia tăng cao, có thể tăng từ 70 đến 100 triệu đồng/tấn so với giá bán cà phê nhân thô chỉ 32 triệu - 36 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, hiện cà phê chế biến sâu ở nước ta mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong cả nước. Một thực tế đáng buồn là ngành cà phê mải tập trung xuất khẩu nguyên liệu mà bỏ quên sân nhà do yếu về chế biến. Chính vì thế, hạt cà phê Việt Nam đi qua nhiều nước, rồi chế biến và nhập khẩu trở lại với giá cao gấp 2-3 lần ban đầu.

Trước đây, cà phê trong nước chủ yếu được cung cấp bởi các cơ sở nhỏ lẻ bị pha trộn quá nhiều bắp, đậu nành, hương liệu; các quán cà phê cũng nhỏ lẻ chứ chưa hình thành các chuỗi cà phê lớn mạnh. Nguyên nhân là cũng như nhiều ngành nông sản khác, Việt Nam chưa chuẩn bị cho một nền công nghiệp thực phẩm mà chủ yếu vẫn bán sản phẩm thô.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 3 sản phẩm chế biến chính của cà phê nước ta là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Nếu như trước đây, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô thì thời gian qua, đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu cà phê nhân, tăng tỷ trọng chế biến và xuất khẩu cà phê hòa tan, cà phê rang xay.

“Trong những năm qua, công suất chế biến cà phê hòa tan (gồm cả cà phê nguyên chất và cà phê hỗn hợp) tăng từ 150.000 tấn/năm lên trên 180.000 tấn/năm. Từ năm 2014, sản lượng cà phê hòa tan xuất khẩu không ngừng tăng lên. Nếu như vụ 2014 – 2015 mới đạt 1,28 triệu bao thì đến vụ 2016 – 2017 đã đạt mức 2,1 triệu bao. Cà phê rang xay cũng có sự tăng trưởng”, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh cà phê của Việt Nam rất lớn (khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu), nhưng thực tế cả nước hiện có 20 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với tổng công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Thực tế, để đầu tư chế biến sâu phải cần nguồn vốn rất lớn và thời hạn thu hồi vốn kéo dài. Việc đề nghị hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến sâu đã được nói nhiều lần, tại nhiều hội nghị, hội thảo nhưng đến nay chưa có nhiều thay đổi. Theo phản ánh, hiện doanh nghiệp chỉ được vay vốn ngắn hạn, mức lãi suất thấp nhất cũng khoảng 9%/năm. Điều này được cho rằng rất khó khuyến khích công nghiệp chế biến sâu, bởi các doanh nghiệp lo ngại sẽ không đi hết chặng đường đã... phá sản.

Minh Lê

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp