Ví điện tử Momo “tiếp tay” cho game “lậu” hoành hành tại Việt Nam

Thứ ba, 01/12/2020 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với các game phát hành thông qua các kho ứng dụng, người chơi game hiện có thể nạp tiền thông qua nhiều hình thức, trong đó có thể dùng ví điện tử Momo. Điều này sẽ khiến dòng tiền nạp cho game sẽ “chảy” thẳng ra nước ngoài, Nhà nước Việt Nam sẽ bị thất thu về thuế cùng nhiều hệ lụy khác…

Game “lậu” ồ ạt tràn vào Việt Nam

Hiện nay mỗi ngày có hàng nghìn ứng dụng, game cho di động được phát hành trên các kho ứng dụng App Store và Google Play. Game di động là “miếng bánh” được dự báo là sẽ trở thành lĩnh vực cực kỳ phát triển trong thời gian tới khi có thể đem lại doanh thu hàng tỷ đô cho các doanh nghiệp phát hành game.

Trong đó, thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng khi có hàng triệu người chơi game với tần suất chơi hơn 10 tiếng mỗi ngày và xu thế “nạp” thẻ không thua bất kỳ nước nào trên thế giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp game nước ngoài gần đây khi phát hành game đều tính đến việc đưa vào thị trường Việt Nam khi tạo ra những phiên bản tiếng Việt của game.

Một quảng cáo của Ví điện tử Momo khi cho phép thanh toán các game trên kho ứng dụng.

Một quảng cáo của Ví điện tử Momo khi cho phép thanh toán các game trên kho ứng dụng.

Theo Luật An ninh mạng, các doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải đặt máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Do đó, nếu những doanh nghiệp làm game tính đến việc phát hành qua con đường “chính thống” vào Việt Nam thì đồng nghĩa với việc họ phải đặt máy chủ tại Việt Nam để bảo đảm ổn định đường truyền và phải chịu đóng thuế thu nhập.

Tuy nhiên, một thực tế hiện này là với xu thế các máy chủ game mobile được đưa lên đám mây, cùng với đó là đường truyền ngày càng cao thì các doanh nghiệp gần như không còn gặp rào cản khi muốn phát hành game tại Việt Nam mà không cần phải đăng ký.

Vì vậy, vừa qua đã có hàng loạt game của doanh nghiệp nước ngoài được phát hành thẳng vào thị trường Việt Nam với phiên bản tiếng Việt mà không qua bất cứ sự kiểm duyệt nào như: AFK Arena, Genshin Impact, Wannabe Chanllengae, Three Kingdoms: Globar War…

Việc các game “lậu” ngang nhiên phát hành tại Việt Nam, dành cho người Việt chơi sẽ khiến các doanh nghiệp phát hành game online chính thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các cơ quan nhà nước cũng bị thất thu không nhỏ từ việc thu thuế.

Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện những game được làm ra với mục đích phát tán các các nội dung không lành mạnh, vi phạm thuần phong mỹ tục, tuyên truyền trái phép...thậm chí là cờ bạc trực tuyến cũng sẽ được đưa vào Việt Nam trái phép.

Ví điện tử Momo “tiếp tay” cho game “lậu”

Thông thường một game muốn “sống” được đều phải nhờ vào nguồn tiền đến từ việc “nạp” vào game của các game thủ. Do đó, các doanh nghiệp game bằng việc phát hành thông qua kho ứng dụng của Apple và Google sẽ cho phép người dùng thanh toán bằng nhiều hình thức.

Theo đó, người chơi game có thể nạp tiền vào game mua các vật phẩm ảo bằng nhiều hình thức trong đó có việc dùng ví điện tử Momo.

Ví điện tử Momo được đưa vào là một phương thức thanh toán cùng với thẻ tín dụng

Ví điện tử Momo được đưa vào là một phương thức thanh toán cùng với thẻ tín dụng

Cụ thể với game AFK Arena hay Genshin Impact được đánh giá là những game đang có cộng đồng người chơi khá đông, người dùng có thể nạp tiền, mua vật phẩm trong game thông qua kho ứng dụng bằng cách liên kết với tài khoản ví điện tử Momo. Điều này sẽ dẫn tới việc các khoản tiền của người dùng tại Việt Nam thông qua ví điện tử Momo sẽ chuyển thẳng cho doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy các doanh nghiệp game nước ngoài bên cạnh việc thu được lợi nhuận lớn thì sẽ không phải đóng thuế tại Việt Nam, và Nhà nước Việt Nam cũng bị thất thu rất lớn về thuế, khi dòng tiền trực tiếp chảy ra nước ngoài.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh), Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán quy định việc sử dụng Ví điện tử như sau: Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện từ: Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng; Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở; Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để: Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở; Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng.

Nghiêm cấm việc sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn Ví điện tử hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử... Do đó việc các ví điện tử cho phép thanh toán các game khi chưa được cấp phép tại Việt Nam là sai với quy định hiện hành.

Gia Nguyên

Tin khác

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm