Vì sao Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường trên xăng dầu?

Thứ ba, 03/04/2018 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Luật Thuế Bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường thuộc đối tượng chịu thuế, tuy nhiên Bộ Tài chính chỉ đề xuất điều chỉnh khung thuế của 3/8 nhóm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, gồm: xăng dầu, túi ni lông, dung dịch hydro-chloro-fluoro-cacbon (HCFC).

Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến cho dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Dự thảo Nghị quyết gửi lấy ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn cụ thể như sau: Thuế BVMT với xăng sẽ tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít, dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần trong khung 2.000 đồng/lít. Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần trong khung 2.000 đồng/kg. Nhiên liệu bay, dầu hỏa giữ như hiện hành là 3.000 đồng/lít đối với nhiên liệu bay (mức trần trong khung thuế) và 300 đồng/lít đối với dầu hỏa (mức sàn trong khung thuế). 

Theo đó, Bộ này cho biết đã nhận được 60 ý kiến tham gia, trong đó 14 ý kiến tham gia của các bộ, ngành; 42 ý kiến tham gia của các địa phương; 4 ý kiến tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác. "Về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và nội dung của dự thảo Nghị quyết, với 40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn", Bộ Tài chính khẳng định. Đặc biệt, đối với dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, Bộ Tài chính cho biết, đa số các ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo, chỉ có một vài ý kiến tham gia thêm. 

Báo Công luận
 Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng khung thuế BVMT đối với xăng thì dứt khoát phải sử dụng nguồn thu này tập trung vào việc sử dụng để bảo vệ môi trường do xăng dầu gây ra mới hợp lý

Cơ quan này cũng cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường (như xăng dầu sinh học - xăng E5, E10, dầu diesel B5, B10, túi ni lông thân thiện với môi trường). Từ đó, sẽ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường. Cũng liên quan đến loại thuế này, có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính cần phải công khai số tiền thu - chi từ thuế bảo vệ môi trường. 

Bộ Tài chính cũng từng lý giải việc đề xuất tăng thuế xăng dầu như trên là do thuế nhập khẩu giảm mạnh. Mặt khác, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. Với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, Bộ Tài chính tính toán tổng số thu thuế BVMT dự kiến khoảng 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684,2 tỉ đồng/năm. 

Cùng với số thu thuế BVMT tăng lên, số thu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa này cũng sẽ tăng lên khoảng 1.568,4 tỉ đồng. Khi đó, tổng số thu ngân sách nhà nước dự kiến tăng lên khoảng 17.252,6 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, nhiều người dân, doanh nghiệp và chuyên gia nhận định việc tăng kịch khung thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và người tiêu dùng lãnh đủ. 

Mặt khác lý giải khi đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính là do thuế nhập khẩu xăng dầu giảm và giá xăng dầu của VN thấp hơn các nước trong khu vực là không thuyết phục. Hơn nữa, giá xăng dầu cõng quá nhiều loại thuế và phí. Một lít xăng bán ra thị trường hiện phải gánh khoảng 7.000 đồng tiền thuế. Phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000 đồng/lít - 1.100 đồng/lít tùy từng loại dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2018, sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 (so với tháng 6/2018) khoảng 0,27 - 0,29% và sẽ tác động đến CPI bình quân năm 2018 là khoảng 0,11 - 0,15%. 

Do đó, thay vì tăng thuế, Bộ Tài chính phải chống thất thu, mở rộng cơ sở thu và đặc biệt đưa ra các giải pháp thắt chặt chi tiêu, đảm bảo chi tiêu hợp lý, chống lãng phí, thất thoát, tiết kiệm từng đồng thuế của dân./.

Cẩm Tú

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương bổ sung ống 2 cho các hầm trên cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương bổ sung ống 2 cho các hầm trên cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi nói về công tác thi công hầm Tuy An trong chuyến thị sát công trường dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong ngày 29/4/2024.

Giao thông
Hà Nội: Gần 4.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 4.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã kiểm tra, xử lý 3.930 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt; tạm giữ 1.508 phương tiện, tước 758 giấy phép lái xe.

Giao thông
Lấy ý kiến địa phương về đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Lấy ý kiến địa phương về đầu tư mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của 2 địa phương Quảng Trị và Thừa Thiên Huế về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Giao thông
Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

Kiểm tra việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, sát hạch lái xe

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Giao thông
Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người dân trở lại TP HCM sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân trở lại TP HCM để chuẩn bị đi làm lại vào ngày mai (2/5). Tình trạng đông đúc, ùn ứ xuất hiện ở một số nút giao thông, đặc biệt tại cửa ngõ phía Tây và phà Cát Lái.

Giao thông