Vì sao căn bệnh 'cổ điển' mang tên bạch hầu vẫn còn đe dọa cộng đồng?

Thứ năm, 09/07/2020 11:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mới bùng phát mạnh từ tháng 6/2020, đến nay, song cả nước đã có 3 ca tử vong trong số 63 ca mắc bạch hầu, gấp 3 lần trung bình hằng năm. Vì sao căn bệnh 'cổ điển' này vẫn còn đe dọa cộng đồng?

Các bác sĩ khám sàng lọc cho người dân tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk. Ảnh: N.T.

Các bác sĩ khám sàng lọc cho người dân tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk. Ảnh: N.T.

Dịch bạch hầu đang diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục tăng cao. Cả nước đã có 63 ca mắc trên 5 tỉnh, thành phố.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đa số ca mắc bệnh bạch hầu là trẻ em trên 7 tuổi và chưa được tiêm phòng đầy đủ. Đó là nguyên nhân và cũng là đáp án rất cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu.

Tiêm chủng và tiêm chủng đầy đủ, đúng liều, là biện pháp hiệu quả chống dịch bạch hầu, với ít nhất 90% trường hợp tiêm chủng được bảo vệ.

Hằng năm, ngân sách nhà nước và từ hỗ trợ của quốc tế đã dành hàng trăm tỉ đồng để tiêm hơn 25-30 triệu mũi tiêm/năm, ngừa 11 bệnh trong chương trình TCMR, đó là chưa kể "vắc-xin dịch vụ" người dân tự lo.

Tuy vậy, theo số liệu từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, độ bao phủ của TCMR hiện mới đạt tỉ lệ hơn 95% trên quy mô toàn quốc. Thực tế, vẫn còn khoảng 5%-10% (hoặc cao hơn) số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa chỉ đạt tỉ lệ dưới 90%.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các mặt bệnh xuất hiện trở lại do mầm bệnh trong cộng đồng chưa được tiêu diệt hết.

Ví dụ bệnh phong cùi, hàng năm ngành y tế đều có người tầm soát và phát hiện các ca bệnh mới, số lượng phát hiện ít, chỉ vài chục ca. Hiện Việt Nam vẫn duy trì một số trại phong ở Quỳnh Lập (Nghệ An), Vǎn Môn (Thái Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa... để các bệnh nhân cùng chung sống và điều trị.

Đối với bệnh bạch hầu, dịch bùng phát không chỉ do mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường mà còn do miễn dịch cộng đồng tại khu vực có ca bệnh xuống thấp vì thiếu tiêm chủng.

Người dân mải làm nương, làm rẫy, thường xuyên di chuyển nên không tuân thủ lịch tiêm vaccine, tiêm không đầy đủ, khó tiếp cận với tiêm chủng hoặc không tiêm khi được cán bộ y tế vận động. Khi miễn dịch thấp, vệ sinh kém, con người tiếp xúc với mầm bệnh, dịch dễ quay trở lại.

Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chia sẻ quan điểm. Người dân ở các khu vực vùng sâu tiếp cận y tế khó khăn, vệ sinh kém, nhận thức chưa cao.

Ví dụ khi bị bệnh, người dân tới thầy lang để cúng bái thay vì đi bệnh viện, một số trường hợp không tiêm vaccine và uống thuốc dù được cán bộ y tế mang tới tận nhà, khiến cho dịch bệnh bùng phát.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm, cho biết có thể tồn tại một nhóm cộng đồng mang bệnh bạch hầu, tiếp xúc với người có miễn dịch thấp gây lây nhiễm, trở thành các ổ dịch nhỏ vì bệnh lây rất nhanh qua đường hô hấp.

Bác sĩ điều trị bạch hầu không chỉ bằng kháng sinh thông thường mà còn cần tới huyết thanh kháng độc tố bạch hầu để giảm biến chứng, giảm tử vong.

Trong khi đó, việc sản xuất huyết thanh kháng độc tố đã giảm xuống do ít ca bệnh bạch hầu trong nhiều năm nay.

Để ngăn chặn bạch hầu lây lan trong cộng đồng, chuyên gia cho rằng cần kiểm tra lại việc tiêm vaccine phòng bệnh. Trong trường hợp khó đánh giá miễn dịch, không biết ai được tiêm hay chưa tiêm, có thể cho tiêm đại trà nhắc lại với người ở vùng dịch để phòng bệnh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát hiện các ca bệnh, cách ly người tiếp xúc và cho uống kháng sinh dự phòng.

Với người có dấu hiệu viêm họng hạt ở vùng dịch, cần được coi như mắc bạch hầu và phải chữa ngay, không đợi xét nghiệm rồi mới cách ly, điều trị

Minh Châu

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống